Vì sao nói Nghề Y là nghề nói ít làm nhiều?
Nghề Y với muôn vàn khó khăn và vất vả và sẽ là cái nghề chẳng phải “việc nhàn lương cao” mà nhiều người vẫn lầm tưởng. Người ta bảo đây là nghề nói ít làm nhiều quả chẳng sai.
- Dùng thuốc Đông y chữa đái tháo đường chứa chất cấm khiến 2 người tử vong
- Dự thảo Luật GDĐH: Không nhắc đến việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
- Bác sĩ giỏi cắt nhầm quả thận của nữ bệnh nhân 53 tuổi vì nhầm là khối u ác
Vì sao nói Nghề Y là nghề nói ít làm nhiều?
Những ai đã và đang theo cái nghiệp chữa bệnh cứu người mới hiểu được nghề này không phải là mảnh đất màu mỡ cho những người ưa sống ảo và làm việc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
Chữa bệnh cứu người chưa bao giờ là một công việc dễ dàng
Có thể nhận thấy nghề nào cũng có cái khó khăn riêng. Đặc biệt với những ai đã trót yêu màu trắng của áo blue và cái hăng hăng nồng nồng của thuốc kháng sinh mới thấu hết được vất vả của công việc này. Bởi vậy, trước khi bước vào bài giảng về Y đức, thầy giáo, giảng viên lớp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng luôn nhắc sinh viên của mình về cái hi sinh cao cả của bản thân người học, người làm đối với sự nghiệp Y khoa.
Chuyên môn hóa, đòi hỏi cao ở trình độ của người làm. Đồng thời áp lực, chế độ lương thưởng hạn chế, khó khăn về môi trường, trang thiết bị, đòi hỏi khắt khe từ bệnh nhân và người nhà luôn đặt lên vai những người làm nghề Y những hòn đá trách nhiệm nặng nề. Bởi thế, đừng vì bản thân muốn trở nên giỏi hơn người, muốn được tự vỗ ngực rằng bản thân đang học Trường Y hay để kiếm thật nhiều tiền mà đăng ký học cái nghề mất nhiều hơn được này thì bạn sẽ phải hối hận nhanh thôi. Vì nghề Y không phải là nghề cho những người không thể chịu khổ. Sinh viên năm cuối của lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội cũng đã có đôi điều tâm sự đến các bạn trẻ đang nuôi ước mơ trở thành người ngành Y trong tương lai rằng: “Bản thân mình là một cô gái rất yếu đuối, từ nhỏ đã được bố mẹ cưng chiều. Nhà mình không thiếu gì cả nên mình đi học cũng không phải để kiếm nhiều tiền. Mình muốn có một công việc “oai oai” một tý so với bọn cùng lớp. Và đến khi học rồi mới ngẫm ra để trở thành một thầy thuốc là một chặng đường quá khó khăn. Mình đã không còn học để “ra oai” nữa. Thay và đó, mình học vì người bệnh nhiều hơn. Vì thế, mình khuyên các bạn không thực sự yêu nghề thì đừng học nhé!”. Đó cũng chính là tâm sự của những người đi trước khi nói về “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Chữa bệnh cứu người chưa bao giờ là một công việc dễ dàng
Nghề nói ít làm nhiều chỉ có thể là nghề Y
Khác hẳn với các nghề khác, bạn có thể chứng minh năng lực bằng nhiều cách, thậm chí chỉ cần nói giỏi thôi thì người ta cũng công nhận bạn đã giỏi hơn người khác rồi, còn đối với nghề khác thì chuyên môn không thể thể hiện được bằng cách khác bằng tay nghề với việc chữa bệnh trên thực tế. Nghề chữa bệnh cứu người chỉ có thể chứng minh bằng việc chữa trị và kiến thức chuyên môn thật chắc. Chính bởi vậy, nghề này đòi hỏi rất cao ở người làm.
Đó chính là lý do mà không phải ai cũng học và làm được nghề Y một cách xuất sắc. Và giải thương nobel trên thế giới cũng có rất ít người đạt được về lĩnh vực y học. Có thể có thiên tài toán học, thần đồng âm nhac, hay thần đồng Vật lý nhưng Y học thì không ai mới sinh ra đã giỏi và biết mọi thứ. Bởi yêu cầu và trình độ yêu cầu của cái nghề này rất cao. Ngoài sự cơ bản về kiến thức thì bạn còn cần phải nắm thật chắc kiến thức mà còn cần phải nâng cao liên tục thì mới đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng hiện đại như hiện nay. Thông tin trên được quan tâm trên trang Cao đẳng Dược Hà Nội.
Trang Minh