Vì sao ngành Y tế cần đẩy mạnh đổi mới đào tạo nhân lực y tế?
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và cạnh tranh với nhân lực y tế của các nước khi hội nhập Cộng đồng ASEAN, ngành Y tế cần đổi mới đào tạo nhân lực.
- Vụ 7 người tử vong tại Lễ hội âm nhạc do vỡ nội tạng khi dùng ma túy quá liều
- Bệnh viện Nhân dân 115 cầu cứu Sở Y tế vì bị quá tải bệnh nhân thở máy
- Sinh nghề tử nghiệp: Nữ bác sĩ điếc hoàn toàn vì bị lây quai bị từ bệnh nhân
Vì sao ngành Y tế cần đẩy mạnh đổi mới đào tạo nhân lực y tế?
Theo đó, ngành Y tế của Việt Nam cần đẩy mạnh chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết với thực hành, cơ sở với bệnh viện thực hành chuẩn Bộ Y tế nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế thời hiện đại.
Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế cạnh tranh với các nước trong khu vực
Trên trang tin dành cho thầy và trò của Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã cập nhật thông tin về chương trình đổi mới đào tạo nhân lực chuẩn Bộ Y tế vừa giỏi lý thuyết lại tốt thực hành nhằm nâng cao chất liệu khám chữa bệnh cho người dân trên cả nước. Bên cạnh đó, Ngành y tế đang thực hiện đổi mới đào tạo nhân lực theo kiểu hiện đại nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế nhất là khi nước ta trở thành thành viên của cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, để làm được việc đó, cần có thời gian và nhất là cần sự tham gia hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để nâng cao chất lượng.
Theo đó, sự tăng mạnh của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp Y Dược trên cả nước. Bởi vậy, nguồn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng về cơ bản yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tất cả các tuyến y tế từ trung ương đến vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đang được tăng cường. Hiện tại đã có 43 cơ sở đào tạo trình độ đại học, với số lượng sinh viên đại học khối ngành sức khỏe tốt nghiệp ra trường giai đoạn 2006 – 2017 tăng gấp bốn lần, riêng số lượng bác sĩ tốt nghiệp ra trường giai đoạn này tăng khoảng gấp ba lần. Số lượng bác sĩ tăng từ 7,2 (năm 2010) lên hơn 8 bác sĩ/10 nghìn dân (năm 2017); tương tự, số dược sĩ có trình độ đại học tăng từ 1,76 (năm 2010) lên khoảng 2,5 (năm 2017)/10 nghìn dân. Số lượng này còn tăng lên theo thời gian và chất lượng.
Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế cạnh tranh với các nước trong khu vực
Một số khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện nay là gì?
Bên cạnh thuận lợi trên thì theo phân tích của cán bộ tư vấn tuyển sinh của Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì có thể nhận thấy việc đào tạo nhân lực y tế cũng còn nhiều khó khăn. Đó là cơ sở đào tạo và số lượng cơ sở đào tạo tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM với sự tham gia của các trường đa ngành. Chương trình đào tạo hầu hết chưa được điều chỉnh, chủ yếu dựa trên chương trình nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đúng mức về năng lực cần thiết cho người học, chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của hệ thống y tế và yêu cầu thực tiễn. Trong khi yêu cầu của người dân ngày càng cao.
Đồng thời khi Việt Nam đã ký thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN về các lĩnh vực y khoa, nha khoa và điều dưỡng; cuối năm 2015, Việt Nam đã tham gia Cộng đồng ASEAN thì cần đẩy mạnh đào tạo thì mới cạnh tranh được. Qua đó, về nguyên tắc, nhân lực ở các lĩnh vực nêu trên được phép đăng ký hành nghề tại các quốc gia trong khu vực. Các nước phải công bố chuẩn năng lực cơ bản cho từng đối tượng và tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề…
Theo Thứ trưởng Y tế Lê Quang Cường, chất lượng đội ngũ nhân lực y tế (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng…) hiện nay chưa cao, chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Có thể nhận thấy nguyên nhân là do chương trình đào tạo của các trường hiện nay phần lớn tập trung vào cung cấp kiến thức; sự phối hợp chưa tốt giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành. Ðáng chú ý, các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe chưa được kiểm định (đang triển khai); các chương trình đào tạo chưa có sự tham gia thường xuyên của các cơ sở (bệnh viện) thực hành. Có rất ít đơn vị có bệnh viện thực hành riêng, sinh viên chủ yếu nghe giảng trên giảng đường, thiếu cơ hội thực hành và làm quen với coogn việc cho nên chưa đáp ứng các yêu cầu. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước thiếu các quy định phù hợp (đặc thù), chưa có tiêu chí kiểm định riêng chương trình đào tạo khối ngành sức khỏe, chưa đánh giá đầu ra cấp quốc gia…
Trên đây là một số khó khăn thách thức mà ngành y tế đang gặp phải và cần giải quyết.
Trang Minh