Vì sao gái ngành Y chán ngán việc lấy chồng?

Vì sao gái ngành Y chán ngán việc lấy chồng?

Là phận nữ nhi thường tình, liễu yếu đào tơ, gái ngành Y dẫu xinh đẹp, giỏi giang và bản lĩnh nhường nào thì điểm tựa vẫn đặt lên vai người đàn ông. Vậy vì sao họ chán lấy chồng?

Vì sao gái ngành Y chán ngán việc lấy chồng?

Vì sao gái ngành Y chán ngán việc lấy chồng?

Ai cũng đồ rằng: “Đời người con gái sướng hay khổ là ở tấm chồng”, bạn có tài giỏi đến mất cũng không bằng may mắn, lấy được chồng tốt thì được nhờ, không thì ngậm tủi nuốt cay. Vậy nên việc gái ngành Y chán lấy chồng cũng có nguyên cớ riêng của nó.

“Lấy chồng hờ hững cũng như không”?

Chắc hẳn bạn sẽ thấy rất quen với câu nói này, đó là tự sự của một nữ sĩ rất nổi tiếng của Văn học Việt Nam. Bà thay cho hàng triệu người phụ nữ “thấp cổ bé họng” lúc bấy giờ nói lên sự bất công, sự “trọng nam khinh nữ” trong tiềm thức, trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng. Và câu nói đó càng đúng với thời hiện đại, khi nam nữ bình quyền đã được lập. Nhất là khi phụ nữ ngày càng làm chủ được cuộc sống của chính mình. Với một cô bác sĩ 28 tuổi chưa một mảnh tình vắt vai thì ắt đây là chuyện quá đỗi bình thường. Cô ấy chấp nhận ở vậy còn hơn lấy một người chồng không biết quan tâm, chia sẻ, không biết yêu thương cho nửa kia. Thống kê mới nhất trên trang Cao đẳng Dược Hà Nội cho thấy, phụ nữ càng thành công, nhất là gái ngành Y càng chán việc lấy chồng, họ gần như chỉ cần cuộc sống, công việc vui vẻ, đầy đủ, họ không cần thiết phải có một gia đình trên danh nghĩa để đổi lại sự vô tâm của người đàn ông. Và con số thật đáng bất ngờ khi phần lớn những Dược sĩ, bác sĩ, Điều Dưỡng càng có vị trí trong công việc và xã hội thì càng không muốn lấy chồng.

Đó không chỉ là xu thế chung của gái ngành Y mà còn là một trong những “mốt” mới nhất của giới trẻ Việt Nam. Điều họ cần hơn cả là có một cuộc sống tự mình làm chủ, không phụ thuộc ai và hưởng thụ những thứ mình yêu thích, ăn món mình muốn và sống ở nơi mình cảm thấy thoải mái nhất. Điều này bị coi là thực dụng nhưng lại rất được đồng tình bởi các bạn trẻ có tri thức. So sánh đàn ông Việt với đàn ông Tây thấy rõ sự khập khiểng, đặc biệt là cách họ chăm sóc người phụ nữ, vợ là để yêu thương, chăm sóc chứ không phải là “máy đẻ” hay “osin miễn phí” cho chồng con và gia đình chồng. Nếu kết hôn mà người phụ nữ phải gánh chịu vất vả, thiệt thòi và tự tước đoạt đi những quyền của mình thì tốt nhất đừng lấy. Đó cũng là quan điểm rất mới từ một phụ huynh có con đang học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Con gái ngành Y thời hiện đại không coi trọng chuyện chồng con

Con gái ngành Y thời hiện đại không coi trọng chuyện chồng con 

Gái ngành Y thà không lấy chồng còn hơn lấy chồng mà khổ!!!

Phương châm “thà không lấy chồng còn hơn là lấy chồng mà khổ” của các cô gái ngành Y hiện nay đã trở thành phương châm sống và làm việc. Mục tiêu chữa bệnh cứu người của họ luôn đặt lên đầu tiên, sau đó mới là chuyện tình cảm, hôn nhân.

Bởi, đã có không ít những câu chuyện buồn sau khi cô gật đầu về làm dâu nhà người. Khi cô về, cô sẽ là dâu con, phải tận dụng mọi thời gian ở nhà để chăm sóc cho gia đình bên chồng, thậm chí cô chẳng còn chút thời gian nào dành cho bản thân mình. Và đến khi mang nặng đẻ đau con cho chồng, cháu cho nhà chồng thì chẳng ai quan tâm, họ xem đó là trách nhiệm của người phụ nữ, thậm chí con khóc, con ốm, người bố cũng mặc kệ, nhất là mẹ là ngành Y thì càng bị ỉ lại phải chăm chút việc đó. Bởi thế, tuổi thanh xuân của người con gái cứ ngắn lại. Điều này hoàn toàn không có ở các nước phương Tây, Việt Nam hầu hết đang tâm lý cố hữu, gia trưởng việc nhà là của đàn bà, chăm con là của người mẹ và những công việc trong gia đình thì người phụ nữ phải lo toan?

Vậy với công việc bận rộn và quỹ thời gian eo hẹp của Bác sĩ, giảng viên dạy Cao đẳng Hộ sinh thì có mấy người đàn ông sẵn sàng thay vợ đón con, thay vợ chăm sóc, quán xuyến trong ngoài. Đó cũng chính là lý do mà gái ngành Y ngại yêu, chán việc lấy chồng, sinh con. Họ thiệt thòi hơn những người khác nhưng không có mấy ai hiểu.

Trang Minh