Tự chủ tài chính buộc BV công phải cắt giảm lương cán bộ nhân viên?
Từ 1/10, bệnh viện công ở TP.HCM phải đối mặt với thách thức tự chủ về tài chính và gồng gánh chi tiêu hoạt động và đứng trước nguy cơ giảm lương cho nhân viên BV.
- Báo động: Điều Dưỡng viên bị bạo hành nhiều nhất trong ngành Y
- Sự khác biệt giữa Điều Dưỡng yêu nghề và Điều Dưỡng yêu tiền?
- Báo động: Nạn bạo hành nghề Y cao hơn nghề khác tới 16 lần?
Tự chủ tài chính buộc BV công phải cắt giảm lương cán bộ nhân viên?
Theo đó, có tất cả 51 bệnh viện công ở thành phố nằm trong diện không được nhận nguồn nhân sách từ nhà nước. Việc này gây khó khăn lớn cho với nhiều bệnh viện tuyến quận, huyện và cơ sở nếu không khắc phục bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của đơn vị mình.
Bệnh viện công bắt buộc phải tự chủ về tài chính từ tháng 10
Theo cập nhật Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông tin về việc tự chủ tài chính ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập không chỉ là bắt buộc mà còn đang dần trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Khác hẳn với hoạt động theo cơ thế bao cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước thì giờ đây các bệnh viện công ở TP.HCM được toàn quyền quyết định thu chi dựa vào tình hình hoạt động của đơn vị. Được biết, đây chính là thách thức lướn đối với các bệnh viện công lập đòi hòi lãnh đạo cần có phương án đối phó ngay lập tức để bố trí chi phí khám chữa bệnh của bệnh viện sao cho hợp lý, đảm bảo thu nhập cho cán bộ y tế tại bệnh viện.
Cũng nói về vấn đề này, Bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện quận 11, TP.HCM cho biết tự chủ tài chính các bệnh viện công khi mất đi một khoảng tiền ngân sách nhà nước vốn lâu này được dùng để trả lương cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện thì sẽ rất khó khăn. Chưa kể, gánh nặng tài chính đè lên các đơn vị này ngoài chi thu nhập tăng thêm cuối tháng thì việc chi trả thêm tiền lương, phụ cấp theo lương cho cán bộ nhân viên y tế cũng rất tốn kém. Nếu không có nhiều bệnh nhân đến điều trị thì bệnh viện sẽ khó khăn trong chi trả cho hoạt động của mình. Đây cũng là suy nghĩ của các một giảng viên đang dạy lớp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Bệnh viện công muốn tăng nguồn thu để hoạt động cần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Tự chủ tài chính: Nguy cơ lương cán bộ nhân viên BV sẽ bị giảm
Chính vì không còn nguồn thu và không thể phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước hiện thời nên nguy cơ cao sẽ không đủ kinh phí để chi trả lương cho cán bộ nhân viên bệnh viện, thậm chí còn phải giảm lương hoặc giảm biên chế. Hiện tượng chảy máu chất xám xin nghỉ việc từ BV công sang đầu quân cho BV tư vốn đã nghiêm trọng lại càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân ở các bệnh viện công sẽ chẳng còn bác sĩ giỏi điều trị và họ sẽ đi về đâu.
Chia sẻ thêm từ PGS. TS. BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nếu bệnh viện công không để có thể tồn tại, không bị các bệnh viện tư lấn át thì bản thân phải tự chuyển mình thay đổi để nâng cao chất lượng phục vụ, khám chữa bệnh hiện nay, đầu tư về chuyên môn, máy móc hiện đại… tới năm 2021 sẽ liên thông tuyến tỉnh cho người bảo hiểm y tế nên nếu không có chất lượng tốt thì người dân sẽ chuyển từ viện này sang viện khác. Đây cũng là lo ngại của Điều Dưỡng viên, cựu học viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Vì thế nếu tự chủ về tài chính thì bệnh viện công cần phụ thuộc vào số lượng người bệnh. Theo PGS. TS. BS Tăng Chí Thượng thì Sở Y tế đã chỉ đạo các phòng chức năng lên kế hoạch quản lý tự chủ của các bệnh viện và hướng dẫn các bệnh viện tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh bình thường.
Việc tự chủ về tài chính khiến bệnh viện công đã khó khăn càng khó khăn hơn và đè gánh nặng lên các bác sĩ, Điều Dưỡng và nhân viên y tế. Nếu muốn thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh thì họ phải xem bệnh nhân và khách hàng có thái độ phục vụ thực sự chuyên nghiệp. Đây là thách thức lớn với tất cả nhân viên bệnh nhân và đặt ra nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết cho nền y tế Việt Nam.
Trang Minh -caodangduochoc.edu.vn