Trước khi muốn tận tâm với nghề, bạn phải là người mẹ vô tâm trước đã!

Trước khi muốn tận tâm với nghề, bạn phải là người mẹ vô tâm trước đã!

1 ngày vỏn vẹn chỉ có 24 tiếng, thời gian chăm sóc người bệnh đã chiếm hơn phân nửa khiến nhân viên y tế khó mà làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình.

Không phải bất kỳ ai học và làm nghề Y cũng vì yêu nghề

Căn phòng bí ẩn khiến bất kỳ ai đi qua cũng dựng tóc gáy!

Điều Dưỡng viên: Nghề hót nhưng nhiều người không muốn làm

Trước khi muốn tận tâm với nghề, bạn phải là người mẹ vô tâm trước đã!

Trước khi muốn tận tâm với nghề, bạn phải là người mẹ vô tâm trước đã!

Tận tâm, nhiệt tình với công việc và bệnh nhân thì người thầy thuốc đã không còn thời gian và tâm sức để chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình và dần trở thành một người vô tâm trong mắt người thân. Thế mới nói, trước khi muốn trở thành một thầy thuốc tận tâm thì bạn phải là một người vô tâm trước đã.

Tôi chỉ mong một ngày có thêm một vài tiếng để chăm sóc cho tổ ấm riêng của mình

Đó không chỉ là khát khao, mong mỏi và là ước mơ của một người nhân viên của ngành Y mà còn là ước mong của rất rất nhiều nhân viên y tế ngoài kia. Nếu phân bổ thời gian bao gồm làm việc, ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ….thì quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi để có thể dành cho người thân. Chính vì thế, nếu cứ trở thành một người tận tâm với nghề chữa bệnh cứu người, cứ làm tròn trách nhiệm của một thầy thuốc đúng kiểu “Lương y như Từ mẫu” thì bạn sẽ chỉ là một người vô tâm, bận rộn với người thân của mình. 1 ngày chỉ 24 tiếng nhưng làm việc, chăm sóc và những công việc không tên đã chiếm phần nhiều. Bởi thế, chị Hoa, một Điều dưỡng viên ở một bệnh viện lớn ở Hà Nội cũng đã từng mong ước: “Ngày xưa đi học Cao đẳng Điều Dưỡng ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cứ tưởng tượng công việc vất vả vậy thôi, chỉ cần cố gắng là có thể vượt qua thì nay khi đã có thâm niêm hơn 10 năm trong nghề mới thấy, hi sinh và vất vả thôi chưa đủ, cái nghề chữa bệnh cứu người còn mất thời gian nữa. Sáng sớm đã phải đi dậy để đến viện giao ca cho người trực đêm về nghỉ, về lúc tối khuya khi thành phố đã lên đèn. Nhiều khi cả tuần không nói chuyện với con, ăn cơm với con được 1 lần. Cái khổ tâm nhất của tôi không phải bệnh nhân máu me hay công việc áp lực mà là ám ảnh bởi câu hỏi đâm vào tim của đứa con gái bé bỏng, 8 tuổi, “mẹ ơi, tối nay mẹ lại trực à, khi nào mẹ được nghỉ thế mẹ?”. 10 năm lấy chồng, con gái đã 8 tuổi mà chưa có một cái tết nào trọn vẹn bên gia đình. Nghĩ cũng buồn lắm nhưng cố gắng vì đã chọn nên phải theo thôi”.

Tôi chỉ mong một ngày có thêm một vài tiếng để chăm sóc cho tổ ấm riêng của mình

Tôi chỉ mong một ngày có thêm một vài tiếng để chăm sóc cho tổ ấm riêng của mình

Không giống như chị Hoa, chị Hạnh, một cựu sinh viên của lớp Văn bằng 2 Cao  đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về mong muốn được chăm sóc gia đình của mình vào những lúc mọi người đã nghỉ ngơi. Chị ước mơ một ngày có nhiều hơn 24 tiếng để có thể bên gia đình, người thân được nhiều hơn một chút. Có thể bớt thời gian để chơi với con, bên cạnh chồng nhưng chị chẳng dám bớt thời gian làm việc ở bệnh viện. Lịch trực đêm chị đều nhường để làm thay cho mấy em đồng nghiệp có con nhỏ hơn. Thế đấy, nghề chọn người hay người chọn nghề cũng không ai biết trước được nhưng đã chọn là phải hi sinh, chịu đựng phải vun vén cho nó.

Nghề Y: Tận tâm với nghề là vô tâm với gia đình!

Bởi vậy nhiều chị em làm nghề Y đi trước đã có kinh nghiệm, có gia đình thường chia sẻ với những cô em mới ra trường, chân ướt chân ráo hay vừa mới kết hôn bí quyết để trở thành một người vợ thảo, dâu hiền trong gia đình. Đó chính là bớt tận tâm hơn một chút, bớt nhọc nhằn hơn một tý. Thay vì quần quật từ sáng đến tối vì bệnh viện và bệnh nhân ở những bệnh viện công với đồng lượng quá mạt thì họ lựa chọn một công việc tốt hơn, môi trường tốt hơn với đồng lương đủ đầy và có quỹ thời gian để chăm lo cho gia đình nhỏ nếu làm cho phòng khám hay bệnh viện tư nhân. Đó cũng là định hướng mà bạn H, sinh viên học Cao đẳng vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xác định cho con đường tương lai của mình sau này, sau khi tốt nghiệp ra trường và đi làm. Cách này cũng được nhiều sinh viên học Đại học Y Dược trên cả nước áp dụng, vừa có thể theo đuổi nghề vừa có thu nhập ổn định và vẫn có thể có đủ thời gian để chăm sóc cho tổ ấm riêng. Thế nên nếu bạn muốn tận tâm tận lực với Y nghiệp thì hãy chấp nhận trở thành một người vô tâm với gia đình mình trước đã. Con người có giới hạn. Sức lực và thời gian của bác sĩ, Điều Dưỡng cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày nên hãy tận dụng tối đa để sau này không hối tiếc.

Nghề Y: Tận tâm với nghề là vô tâm với gia đình!

Nghề Y: Tận tâm với nghề là vô tâm với gia đình!

Đó cũng là câu chuyện được đăng tải trên trang tin của Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được nhiều người quan tâm và chia sẻ.

Trang Minh