Quy trình bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế nào?
Quy trình bảo quản thuốc tại Nhà thuốc cần được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt nhà thuốc), vậy cụ thể cách bảo quản thuốc ra sao, điều kiện bảo quản thế nào và cần lưu ý gì?
- Một số mẫu đơn thuốc tham khảo cho Dược sĩ mới ra trường
- Địa chỉ đào tạo liên thông Cao đẳng Dược theo mô hình Nhà thuốc
- Hướng dẫn cách phân loại thuốc để sắp xếp lên tủ thuốc
Quy trình bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế nào?
Mọi nhà thuốc muốn đi vào hoạt động cần phải hoàn thiện các yêu cầu về thực hành tốt nhà thuốc để đạt chứng nhận GPP. Ngoài các công việc như: trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, hoàn thiện giấy tờ pháp lý, mua sắm hàng hóa… thì việc bảo quản thuốc tại Nhà thuốc cũng là công việc rất quan trọng.
Bảo quản thuốc đúng quy định sẽ giúp đảm bảo chất lượng thuốc, không bị biến đổi thành phần hóa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Sau đây là quy định về việc bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần lưu ý gì?
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, quy trình bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP được quy định tại Tiểu mục 3 Mục III Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:
– Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;
– Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;
– Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
– Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản tách biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
– Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.
Đào tạo Dược sĩ theo mô hình Nhà thuốc thực tế
Quy định về thiết bị bảo quản thuốc tại Nhà thuốc GPP
Dược sĩ giảng viên liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thiết bị bảo quản thuốc tại Nhà thuốc cũng cần phải đảm bảo những quy định nghiêm ngặt. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc cần đảm bảo những điều kiện như sau.
Đối với các thiết bị bảo quản thuốc:
Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
+ Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
+ Cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01 hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).
Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.
– Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
+ Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).
Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:
+ Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí; đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín;
+ Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
+ Thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt;
+ Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc – như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
Ghi nhãn thuốc:
+ Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
+ Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
Trên đây là một số điều cần lưu ý về quy trình bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP các dược sĩ cần nắm được.
Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Dược tại Hà Nội
Nếu bạn yêu thích ngành Dược, muốn mở quầy bán thuốc thì có thể đăng ký học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Nhà trường có các lớp chính quy, lớp Cao đẳng Dược học cuối tuần nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng khác nhau.
Để tìm hiểu thêm thông tin, thí sinh liên hệ ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.