Mật khẩu của người ngành Y đặc biệt như thế nào?
Nếu biết rằng mật khẩu ngành Y đặc biệt, toàn liên quan đến chuyên ngành thì khi vào bệnh viện, ai cũng có thể tự mình dò được mật khẩu wifi.
- Bí quyết vượt qua chương trình tuyển Điều dưỡng viên XKLĐ đi Nhật Bản
- Trai gái ngành Y giàu tình nhưng nghèo tiền?
- Con giáp ngành Y nào mở phòng khám đông khách nhất?
Mật khẩu của người ngành y đặc biệt như thế nào
Mật khẩu là điều gì đó rất sâu xa nằm phía sau mỗi người. Nhất là nhờ một vài ký tự đặc biệt ấy mà bạn có thể dễ dàng tìm ra bí ẩn của chủ nhân. Và với người cán bộ y tế nói riêng, mật khẩu của họ rất đặc biệt nhưng lại chẳng có gì xa lạ với đặc thù của chuyên ngành cả.
Ngành Y sở hữu những mật khẩu độc và lạ nhất
Bạn không thể tưởng tượng được người ta có thể sử dụng một mật khẩu mà không ai nghĩ được. Đó là một số mật khẩu là “aikhongbiet” “khongcopass”, “khongbiet”, “tukhongdenchin”…vv.
Còn với riêng người làm y tế thì họ đặt tên mật khẩu của mình liên quan đến Khoa, phòng và chuyên khoa.
Ví dụ: bạn đang ở trong Khoa Nội tiết thì hẳn nhiên pass sẽ là Noi@tiet, khoa Tiêu hóa thì đặt là Tieu@hoa hoặc khoatieuhoa…Vậy nên chẳng mấy khó khăn mà bệnh nhân có thể tự nhớ và dò được mật khẩu wifi của các bệnh viện, phòng khám…vv.
Tất cả những mật khẩu độc lạ như thế đều được sở hữu bởi những con người có tính cách đặc biệt không kém. Mà trong danh sách những người vừa “ngông” vừa “dị” thì người làm ngành Y tế là vị trí đầu tiên. Mật khẩu này thể hiện chủ nhân của nó là người lém lỉnh, hài hước và vui tính. Mà xét về độ thông minh hơn người thì người ngành Y luôn luôn đứng ở vị trí quán quân rồi.
Mật khẩu là: Ngày sinh hoặc số điện thoại
Tất các các thông tin bao gồm ngày sinh và số điện thoại của bạn mà dùng làm mật khẩu thì bạn là một người có trí nhớ cực kém.
Hơn thế, theo sinh viên trường Cao đẳng Dược Hà Nội thì người có trí nhớ kém sẽ tránh được những cơn đột quỵ hay nhồi máu cơ tim bất ngờ. Bởi vì, họ ít khi giận dai và nhớ lâu như những người khác.
Mật khẩu bệnh viện thường rất dễ nhớ
Thay vì tự nhiên phải thuộc nằm lòng mật khẩu điện thoại và mạng xã hội thì bạn cứ việc lấy ngày sinh và những con số quen thuộc để làm mật khẩu.
Với bản tính cẩn trọng, thông minh nhưng cũng rất chu đáo nên các bệnh viện thường đặt mật khẩu kiểu này để bệnh nhân, cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân có thể dễ dàng nhớ và tìm mật khẩu khi cần nhanh chóng nhất.
Mật khẩu là Số chứng minh nhân dân
Có thể nói rằng, đặt mật khẩu kiểu này chứng tỏ bạn là người… “kín tiếng không bền vững”. Tức là, bạn có thể giữ bí mật rất giỏi, chẳng mấy ai được bạn chia sẻ điều thầm kín nếu không có “chất xúc tác”.
Thế nhưng bí mật ấy không được lâu bền. Chỉ cần khơi đúng “điểm” thì kiểu gì bạn cũng có thể trải lòng và nói ra hết. Thế nên họ thường rất dễ dụ.
Dùng thông tin của người thân làm mật khẩu
Nếu bạn lấy mật khẩu kiểu này thì bạn chính là người của gia đình. Tình cảm với người thân là thiêng liêng và quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Tuy nhiên,bề ngoài rất lạnh lùng và ít nói.
Mà điều này thì người làm ngành Y thể hiện giỏi không ai hết. Trong công việc hàng ngày yêu cầu căng thẳng, nghiêm túc thì họ luôn dùng cái đầu lạnh để hoàn thành công việc hằng ngày.
Còn với người thân, họ lại là người có trái tim nóng, vô cùng nồng ấm. Tuy nhiên, trong tình yêu họ cũng là người rất lụy tình.
Một dãy dài loằng ngoằng
Nếu bạn dùng một dãy dài loằng ngoằng thì chứng tỏ bạn rất cẩn thận, suy xét kỹ trước khi làm bất kỳ điều gì.
Sinh viên Y khoa ít khi đặt mật khẩu kiểu này
Và đó cũng là lý do mà bạn có thể trở thành người bạn cực kỳ đáng tin cậy mỗi khi người xung quanh cần sự giúp đỡ. Để tránh gây phiền phức cho bệnh nhân, các bác sỹ, y tá, điều dưỡng hiếm khi sử dụng mật khẩu như thế này.
Thay mật khẩu liên tục
Bạn không tin là mật khẩu của mình đã thực sự bảo mật và an toàn. Thế nên bạn lúc nào cũng muốn thay đổi mật khẩu của mình. Bạn là chúa “khác người nên chẳng ai có đủ dũng cảm để hiểu được bạn.
Nhưng với dân nghề Y thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng nên họ cũng thường dùng các mật khẩu cố định, ít khi thay đổi gây phiền hà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn