Dược sĩ tư vấn các nhóm thuốc trị viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh thường gặp với các triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi. Vậy điều trị bệnh bằng các loại thuốc nào?
- Dược sĩ cảnh báo một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm khi lái xe
- Thuốc Acenocumarol: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
- Thuốc Betaderm neomycin: công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Dược sĩ tư vấn các nhóm thuốc trị viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một trong những căn bệnh hay gặp hiện nay, đây là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản. Bên cạnh các cơn ho dai dẳng, viêm phế quản có thể gây khó thở, mệt mỏi, thở khò khè, tức ngực và sốt.
Có hai dạng viêm phế quản chính: Cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính là loại viêm phế quản phổ biến nhất và thường do nhiễm virus. Viêm phế quản mãn tính, một trong hai dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), không hồi phục và có đặc điểm là viêm phế quản diễn ra từng cơn. Bệnh phổi này thường biểu hiện dưới dạng ho mãn tính kéo dài trong vài tháng.
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm phế quản.
Dược sĩ Lê Thắm, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm phế quản bao gồm:
- Thuốc nhóm NSAID: một số thuốc NSAID được sử dụng phổ biến là ibuprofen, naproxen.
- Thuốc giãn phế quản: gồm albuterol, metaproterenol, levalbuterol, và pirbuterol. Một số tác dụng phụ hay gặp bao gồm tăng nhịp tim hoặc đánh trống ngực, đau bụng, co cứng cơ, đau đầu, buồn nôn và nôn.
- Corticosteroid: Prednisone là một trong những loại corticosteroid phổ biến được dùng trong điều trị viêm phế quản, đặc biệt nếu bị hen suyễn hoặc COPD tiềm ẩn.
- Thuốc làm long đờm: Một trong những thuốc phổ biến trong nhóm thuốc này là guaifenesin.
- Thuốc kháng histamine: phổ biến bao gồm cetirizine và loratadine.
- Thuốc kháng sinh: Doxycycline và amoxicillin là những thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm phế quản.
Sử dụng loại thuốc nào để điều trị bệnh viêm phế quản còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tiền sử bệnh của bệnh nhân… Qua thăm khám, bác sĩ tư vấn sẽ lựa chọn loại thuốc nào là an toàn và phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Xem thêm thông tin Tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2022
Các nhóm thuốc trị viêm phế quản
Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản
Dược sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, có một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: đây là một trong những cách hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả, hơi ẩm từ máy tạo độ ẩm có thể giúp làm lỏng chất nhầy giúp thở dễ dàng hơn.
- Súc miệng bằng nước muối: Pha nước muối để súc miệng giúp loại bỏ một số chất nhầy đọng lại gây kích ứng cổ họng. Bạn pha một thìa cà phê muối vào nước ấm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra.
- Tránh các chất gây kích ứng: Không sử dụng các chất gây kích ứng như khói, khói độc, bụi, chất gây dị ứng và ô nhiễm không khí. Trong trường hợp bạn phải làm việc trong môi trường này, cần đeo khẩu trang để tránh hít phải những chất này.
- Nghỉ ngơi: Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong vài ngày đầu sau khi chẩn đoán viêm phế quản.
- Uống đủ nước: Khi bị viêm phế quản, bác sĩ khuyên điều quan trọng nhất đối với người bệnh là phải làm lỏng chất nhầy để có thể thở dễ dàng hơn. Cố gắng uống 8 đến 12 ly nước mỗi ngày và tránh xa rượu và caffein.
Trên đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm phế quản, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.
Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.