Dược sĩ tư vấn 5 loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn hiệu quả
Bệnh tiêu chảy là một bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, một số loại thuốc sau đây có tác dụng điều trị tiêu chảy ở người lớn hiệu quả.
- Danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn theo quy định của Bộ Y tế
- Lạm dụng thuốc kê đơn có thể gây ra những tác dụng phụ gì?
- Công bố danh sách 9 công ty và tên thuốc kém chất lượng bị thu hồi năm 2019
Dược sĩ tư vấn 5 loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn hiệu quả
Bệnh tiêu chảy là gì?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tiêu chảy là một bệnh lý liên quan đến đường ruột, đường tiêu hóa; bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Các triệu chứng của bệnh là: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, đau bụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như: hệ thống tiêu hóa trục trặc, đại tràng bị tổn thương, ăn uống không hợp vệ sinh, rối loạn đường ruột…
Tiêu chảy là một bệnh lý liên quan đến đường ruột, đường tiêu hóa. Tiêu chảy có thể xảy ra với bất kỳ ai, triệu chứng của bệnh thường là: phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, đau bụng,…
Các dạng của bệnh gồm có: tiêu chảy cấp (diễn ra trong vòng 1 – 2 ngày), tiêu chảy bán cấp, tiêu chảy mãn tính (dài ngày). Đối với trường hợp tiêu chảy dài ngày, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bị tiêu chảy nên uống thuốc gì để điều trị?
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sau đây là 5 loại thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến dùng cho người lớn. Lưu ý những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không được tự ý áp dụng, để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Thuốc trị tiêu chảy Codein
Các tên biệt dược khác gồm: Vinacode, Codalgin Forte, Efferalgan Codeine, Codaewon tab, Acetalvic – Codein 8,…
Dược sĩ cho biết, thành phần chính của thuốc Codein là hoạt chất Codeine phosphate, có tác dụng làm giảm đau, làm khô nhu động ruột, giúp điều trị tiêu chảy. Sử dụng thuốc Codein nhiều ngày có thể gây táo bón. Khi sử dụng thuốc cần hỏi bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp.
- Thuốc trị tiêu chảy Loperamide
Thuốc Loperamide được sử dụng để điều trị tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Thuốc Loperamide không phải là thuốc bán theo đơn, loại thuốc này bạn có thể dễ dàng mua thuốc ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy Loperamide, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
Thuốc trị tiêu chảy Loperamide
-
Thuốc trị tiêu chảy Diarsed
Thuốc Diarsed là thuốc được bào chế ở dạng viên bao đường. Dược sĩ tư vấn cho biết, loại thuốc này có công dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy cấp.
Thành phần chính của thuốc gồm có: Atropin và Diphenoxylate. Hai chất này có tác dụng chống tiêu chảy và giúp kéo dài thời gian vận chuyển dịch, chất điện giải qua ruột, không để mất nước.
-
Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol
Pepto-Bismol là một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nén lẫn hỗn dịch uống.
Công dụng của thuốc dùng điều trị các bệnh: tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, trong đó tác dụng chính là điều trị tiêu chảy.
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ bạn có thể tham khảo trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Pepto-Bismol
-
Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril
Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Thuốc Racecadotril là loại thuốc được bào chế ở dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống. Tác dụng chính của thuốc này là để điều trị bệnh tiêu chảy cấp.
Một số tên biệt dược khác của thuốc như Hidrasec, Resecadot,… Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzym enkephalinase trong cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến giảm tiết dịch, giảm làm mất chất điện giải và ngăn chặn tiêu chảy.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, táo bón, nhức đầu, choáng váng…
Trên đây là một số thông tin tham khảo về các loại thuốc điều trị tiêu chảy dùng cho người lớn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng, khi cần dùng thuốc người bệnh cần hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp.
Nguồn: caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.