Dược sĩ Pasteur hướng dẫn xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh ngộ độc
Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị đo nhiệt độ cơ thể được nhiều gia đình sử dụng. Nếu như vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì cần xử lý như thế nào để tránh bị nhiễm độc?
- Thuốc Alclometasone điều trị bệnh gì và liều dùng như thế nào?
- Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Galantamine
- Thuốc Arcoxia 60mg điều trị bệnh gì và liều dùng ra sao?
Dược sĩ Pasteur hướng dẫn xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh ngộ độc
Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không?
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thủy ngân trong nhiệt kế được sử dụng là loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Tuy nhiên nếu vô tình nuốt phải thủy ngân bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi theo chuyên gia, thủy ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da cũng như đường tiêu hóa, nó có thể được đào thải ra ngoài cơ thể.
Nhiễm độc thủy ngân rất nguy hiểm nếu như người nuốt đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột. Khi đó thủy ngân sẽ được hấp thụ với lượng cao vào máu và có thể gây ra ngộ độc cấp tính.
Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ sẽ làm thuỷ ngân phát tán ra không khí. Thủy ngân sẽ rất độc nếu như hít trực tiếp, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi trẻ hít phải thủy ngân thì nó sẽ đi qua màng phế nang vào máu và đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột.
Dược sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cảnh báo, một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Xử lý như thế nào khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh ngộ độc?
Nếu như không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì thủy ngân bên trong sẽ chảy ra ngoài, thủy ngân lúc nào ở dạng những hạt hình tròn. Để phòng tránh ngộ độc thủy ngân, trước hết bạn cần nhanh chóng đưa trẻ nhỏ và người thân ra khu vực an toàn.
Sau đó bạn cần thay quần áo cũ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu thu dọn thủy ngân. Các bước xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như sau:
- Đầu tiên bạn dùng tăm bông ngoáy tai ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Lưu ý khi làm cần hết sức cẩn thận tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn khiến việc dọn dẹp trở nên khó khăn.
- Bạn có thể rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh có phản ứng với thủy ngân tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có lưu huỳnh có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà, cũng mang lại hiệu quả tương tự.
- Thu dọn xong phải mở hết cửa để khu vực thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
- Sau khi thu hồi thủy ngân, bạn phải bịt kín lọ thủy tinh chứa thủy, bọc nhiều lớp nylon, dán băng dính và ghi chú rõ bằng nhãn ở bên ngoài rồi mới để trong thùng rác phân loại. Tuyệt đối không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu quần áo bị dính thủy ngân thì nên bỏ, nếu muốn sử dụng trở lại phải giặt thật kỹ. Nên ngâm trong nước lạnh 30 phút, sau đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng nhiệt độ 70 – 80 độ, ngâm tiếp 20 phút trong nước nhiệt độ cao pha hóa chất. Cuối cùng xả bằng nước lạnh.
- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân.
Trên đây là một số lưu ý khi xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để đảm bảo an toàn, tránh bị ngộ độc.
Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.