Ngày nay, các bà mẹ có nhiều hiểu biết hơn trong việc chăm sóc con trẻ nên tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhiều. Tuy nhiên cũng còn nhiều trường hợp trẻ bị còi xương do thiếu chất.
- Cơ hội vàng sau khi tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
- Thực đơn lành mạnh cho người tiểu đường
- Ngành Điều dưỡng đã, đang và sẽ có nhiều bước phát triển mạnh trong tương lai
Điều Dưỡng Hà Nội hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bệnh Còi Xương
Còi xương là bệnh gì?
Còi xương là tình trạng bệnh lý do thiếu vitamin D dẫn đến không cung cấp đủ canxi và phospho cho cơ thể, gây những tổn thương ở xương. Còi xương không chỉ gặp ở những bé gầy ốm mà còn có thể gặp ở những trẻ bụ bẩm vì những trẻ bụ bẫm là đối tượng rất dễ thiếu canxi và phospho. Do đó, chúng ta cần phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng là do sự thiếu hụt các chất cần thiết cho sự sống, phát triển bình thường của trẻ. Còi xương thương xảy ra ở trẻ dưới 36 tháng tuổi, tỉ lệ cao nhất ở khoảng 3-18 tháng tuổi.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương
Thực chất của còi xương là thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi. Do đó, triệu chứng lâm sàng của còi xương là biểu hiện của các bệnh lý thiếu canxi như: trẻ quấy khóc, không ngủ được, khó ngủ, ra mồ hôi trộm, rụng tóc sau gáy, răng mọc chậm, chậm phát triển hệ vận động (lật, đi, đứng, bò, trườn). Đó là những dấu hiệu người nhà có thể theo dõi được. Ngoài ra, khi trẻ bị còi xương nặng có thể để lại những di chứng đáng tiếc như ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X.
Phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ
Cho trẻ em tắm nắng hằng ngày: khi tắm nắng cho trẻ, các bà mẹ cần chú ý cởi hết quần áo cho tẻ, để da trẻ tiếp xúc trực tiếp với tia nắng. Tránh trường hợp tắm nắng qua lớp rèm, hoặc lớp cửa kính vì như vậy tiền vitamin D dưới da trẻ không chuyển thành vitamin D được.
Cho trẻ em tắm nắng hằng ngày
Đố với trẻ ăn dặm, bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cá, cua, rau xanh.
Trường hợp không thể tắm nắng cho trẻ hoặc không thể bổ sung canxi từ thực phẩm, chúng ta cần bổ sung vitamin D cho trẻ tối thiểu 400IU/ngày. Ngoài ra, khi có thai người mẹ cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, có thể bổ sung vitamin D khi thai được 7 tháng.
Tắm nắng có tác dụng gì trong phòng ngừa còi xương
Bạn Nguyễn Thị Hiền đang là học viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội cho hay dưới bề mặt da trẻ có các tiền vitamin D, tiền vitamin D này sẽ chuyển thành vitamin D3 dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Do đó, nguồn vitamin D cung cấp chủ yếu và tốt nhất cho trẻ là từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, tất cả các trẻ em va người lớn đều được khuyến khích tắm nắng sáng khoảng 8-10 giờ trong khoảng 15 phút nhằm cung cấp vitamin cho cơ thể.
Cần có lưu ý gì trong phòng ngừa và điều trị còi xương
Theo chuyên gia Phạm Phương Lâm nguyên giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì không chỉ có trẻ suy dinh dưỡng mới mắc bệnh còi xương, mà những trẻ bụ bẫm còn là đối tượng có nguy cơ cao nếu không tắm nắng đều đặn do nhu cầu vitamin D ở những trẻ này cao hơn bình thường.
Da sậm màu có thể cản tia UV tốt hơn da sáng màu, do đó, những trẻ da màu tối dễ thiếu vitamin D hơn trẻ da sáng.
Protein trong máu cao sẽ tăng thải canxi qua thận, do vậy cần cho trẻ ăn vừa đủ đạm, tránh ăn quá nhiều sẽ mất canxi, dễ dây còi xương.
Trẻ suy dinh dưỡng có thể nhẹ cân, các số đo của cơ thể thấp hơn bình thường. Tuy nhiên trẻ suy dinh dưỡng không có nghĩa là trẻ bị còi xương vì có thể trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng khác mà không thiếu canxi.
Vitamin D là vitamin tan trong dầu, cần chất béo để hấp thu vitamin D. Do vậy, chế độ ăn cần giàu chất béo, nếu thiếu chất béo, không hấp thu được vitamin D, trẻ vẫn bị còi xương.
Trường hợp trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ lượng vitamin D rất thấp nên trẻ phải được phơi nắng thường xuyên để tự tổng hợp vitamin D cho cơ thể và phải bổ sung thêm vitamin D vào mùa đông.
Tóm lại, còi xương là căn bệnh thường gặp ở trẻ em nói chung, trẻ bú mẹ nói riêng. Do vậy, các bà mẹ cần phải biết phòng ngừa và bổ sung viatmin D một cách tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.