“Cộng điểm ưu tiên” là công bằng hay bất công đối với các thí sinh?
Điểm chuẩn năm nay đã thực sự “chuẩn” và công bằng hay chưa, khi mà có những thí sinh đạt 29, 30 điểm vẫn không đỗ ĐH chỉ vì không có điểm ưu tiên.
- Đăng ký Xét tuyển NV2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội cần đáp ứng điều kiện gì?
- Tranh cãi về việc có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học
- Danh sách 22 trường Đại học có điểm chuẩn cao nhất 2017
“Cộng điểm ưu tiên” công bằng hay bất công?
Điểm chuẩn nhưng chưa thực sự “chuẩn”
Dư luận cũng chưa hề “hạ nhiệt” với câu chuyện học thật thi thật nhưng vẫn không đỗ Đại học của em N.P.H. (Thạch Thất, Hà Nội) tâm sự em đau xót khi thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, thí sinh này đạt mức điểm lần lượt là Toán 9,4; Hóa 9,75; Sinh 10. Do thuộc khu vực 3, nên em không được cộng điểm ưu tiên nên tổng điểm sau khi làm tròn của H. là 29,15 (làm tròn thành 29,25).
Dù mức điểm chuẩn Xét tuyển vào trường là 29,25 điểm nhưng khi Xét tiêu chí phụ, H. trượt tiêu chí số một: Điểm xét tuyển chưa làm tròn. Các tiêu chí sau ưu tiên lần lượt: Điểm Toán, điểm Sinh và thứ tự nguyện vọng.
Theo thí sinh này cho biết, điều khiến cậu bức xúc nhất chính là tiêu chí phụ số một: Ưu tiên điểm xét tuyển chưa làm tròn có công thức tính: Tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh (không nhân hệ số, làm tròn) + Điểm ưu tiên + Điểm khuyến khích.
Nhiều thí sinh trượt Đại học chỉ vì không được cộng điểm ưu tiên
“Em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ?”, P.H. thắc mắc.
Cũng giống như trường hợp của nam sinh ở Hà Nội, em V.H.H (trú tại TP.HCM) đạt được số điểm khá cao: Toán 9,6 ; Hóa 9,75 ; Sinh 10; Tiếng Anh 8,8. Với số điểm này em rất tự tin đăng ký nguyện vọng ưu tiên số 1 là vào ngành Y đa khoa – ĐH Y Dược TP.HCM. Các nguyện vọng tiếp theo là Y Đa khoa – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Y Đa khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM; ĐH Y Dược Cần Thơ.
Với số điểm trên, nếu tính tổng điểm thì điểm của em là 29,35 điểm (do thuộc khu vực 3 nên không được điểm ưu tiên). Như vậy, theo quy tắc làm tròn, điểm nam sinh V.H.H giảm xuống còn 29,25 điểm.
Điều xót xa là NV1 ngành Y Đa khoa – ĐH Y Dược TP.HCM lấy đúng 29,25 điểm nhưng lại xét tiêu chí phụ: tiêu chí đầu tiên, Tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên (nam sinh V.H.H chỉ được 8,8 điểm Tiếng Anh) và đương nhiên nam sinh này không có tên trong danh sách trúng tuyển của Y đa khoa – ĐH Y Dược TP.HCM. Ngoài hai trường hợp trên, còn có rất nhiều thí sinh 30 điểm mà vẫn trượt ở khối ngành công an, quân sự.
Chia sẻ về những trường hợp như trên, các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “năm 2017 xác lập mức điểm Xét tuyển cao kỷ lục, việc cộng điểm ưu tiên, sử dụng các tiêu chí phụ và làm tròn điểm đã khiến rất nhiều thí sinh mất đi cơ hội vào ĐH mặc dù điểm của các thí sinh này bằng so với điểm chuẩn.
Cần thu hẹp mức điểm chuẩn để hạn chế sự bất công cho các thí sinh
Đối với những thí sinh đạt 30 điểm vẫn không trúng tuyển ĐH là điều hết sức vô lý. Giả sử đối với những thí sinh ở thành phố, không được ưu tiên khu vực cũng không được ưu tiên dân tộc thiểu số, có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có đạt điểm tuyệt đối cũng không bao giờ “mơ” vào ĐH vì thực tế có những trường trong khối ngành công an, quân đội lấy hơn 30 điểm, có những trường lấy đến 30,5 điểm.
Cũng theo quan điểm của các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, việc cộng điểm ưu tiên để xác định kẻ đỗ người trượt là điều hết sức vô lý và gây nhiều bức xúc trong xã hội. Điều đó sẽ dẫn đến việc chúng ta đã tước đi có hội phát triển của những nhân tài thực sự vì có thể đạt được số điểm tuyệt đối không phải dễ dàng gì?
Bộ GD&ĐT nói gì về vấn đề cộng điểm ưu tiên?
Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến – Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “ở các nước phát triển những trường top trên thường tổ chức một kỳ thi sát hạch riêng với đề bài riêng chứ không lấy chỉ dựa vào điểm tốt nghiệp THPT, vì họ cho rằng nó không đánh giá đúng thực trạng năng lực của thí sinh”.
Dựa theo mức điểm thi THPT, trường top trên sẽ tiến hành sơ tuyển và tìm ra những thí sinh thực sự xuất sắc đảm bảo chất lượng đầu vào của trường. Chỉ có cách làm như vậy mới tuyển được những thí sinh có năng lực thực sự và cũng không có chuyện 30 điểm vẫn trượt. Việc chỉ căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia, điểm ưu tiên và điểm làm tròn để xét tuyển sẽ khiến điểm chuẩn vào các trường trở nên chưa thực sự “chuẩn”.