Chủ quan khi mèo nhà cắn: 3 người liên tiếp tử vong vì mắc bệnh dại

Chủ quan khi mèo nhà cắn: 3 người liên tiếp tử vong vì mắc bệnh dại

Gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thông tin về việc liên tiếp tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị chó, mèo cắn nhưng vì tâm lý chủ quan không tiêm phòng nên đã tử vong vì bệnh dại.

Chủ quan khi mèo nhà cắn: 3 người liên tiếp tử vong vì mắc bệnh dại

Chủ quan khi mèo nhà cắn: 3 người liên tiếp tử vong vì mắc bệnh dại

Nhiều người cho rằng nếu bị mèo nhà cắn thì không đáng lo và không cần thiết phải tiêm phòng dại. Chính vì thế, càng ngày càng có nhiều trường hợp tử vong đột ngột rất nhanh sau khi bị chó mèo cắn vì chủ quan không đi tiêm phòng.

Nhiều người tử vong do mắc bệnh dại bởi chủ quan khi bị mèo nhà cắn

Cũng trên trang tin của Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về việc các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các trường hợp tử vong do mắc bệnh dại sau khi bị chó, mèo nhà cắn. Cụ thể là trường hợp của ông P.V.T. (65 tuổi, ở Long An) được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp, lạnh run, nước bọt chảy nhiều, liên tục trừng mắt, sợ ánh sáng, khó thở. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, ông T. mắc bệnh dại và đang ở trong tình trạng nguy kịch. Cuối cùng, ông T. đã tử vong sau đó tại Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM. Trước đó, người nhà của bệnh nhân T. kể: Trước khi phát bệnh khoảng 4 tháng thì ông T. vô tình đạp phải đuôi mèo khi đang đi ngoài đường và sau đó ông bị mèo cắn vào chân trái. 2 ngày sau đó, có người phát hiện con mèo trên đã chết ở gần nhà, người thân khuyên ông đi tiêm phòng bệnh dại nhưng ông không nghe và đã không đi.

Ngoài ra là trường hợp tử vong khác của ông D.V.U. (43 tuổi, ở Cà Mau) được chuyển đến Bệnh vịen Bệnh nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng phát bệnh dại, hung dữ, vật vã, sau đó suy hô hấp, tử vong. Được biết vài tháng trước, ông U. bị con mèo nuôi trong nhà cắn vào ngón chân chảy máu. Sau đó, con mèo đã bị con chó của gia đình cắn chết. Vì chủ quan, ông cứ nghĩ mèo nhà nên ông U. không đi tiêm ngừa bệnh dại.

Bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn

Mới đây nhất là trường hợp tử vong của bé N.T.T.T. (5 tuổi, ở Đồng Tháp) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, co giật, nước dãi chảy liên tục. Qua thăm khám, bác sĩ tại đây đã chẩn đoán và phát hiện bé T. có vết thương ở vùng mi mắt và má có vết thương nghi do mèo cào, cắn trước đó. Mẹ bé kể thêm: Hơn 1 tháng trước, trong lúc đùa giỡn với con mèo nhà hàng xóm thì bé bị con mèo tấn công làm bị thương vùng mặt. Sau đó, người nhà đã đưa bé đến trạm y tế khâu vết thương. Tại đây, bé đã được tiêm 1 mũi phòng dại nhưng lại không tiếp tục tiêm theo chỉ định của nhân viên y tế. Nguyên nhân là do người nhà thấy vết thương liền da nên không cần tiêm phòng nữa. Trường hợp này được khá nhiều bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chứng kiến khi đi trực tại bệnh viện. Bé T. được chẩn đoán bệnh dại, mặc dù các bác sĩ lập tức lên phác đồ điều trị tích cực nhưng bé T. đã hôn mê sau 2 ngày nhập viện. Nhận thấy tình trạng bé quá nặng, gia đình đã xin đưa bé về. Bé đã tử vong sau đó.

Bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn

Bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn

Theo thông tin từ bác sĩ Võ Xuân Huy, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết bệnh dại rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, đối với bệnh dại có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dại là do chủ quan không đến bệnh viện điều trị ngay sau khi bị chó, mèo cào, cắn, nhất là với vật nuôi trong nhà. Vì thế, khi phát bệnh thì đã ở thể nặng và có thể gây tử vong rất nhanh.

Theo thống kê từ Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM thì trung bình mỗi ngày tiêm ngừa dại khoảng 80-100 ca. Thậm chí có giai đoạn cao điểm có đến 150-200 ca/ngày đến tiêm phòng dại. Các bác sĩ khuyến cáo, khi đã bị chó, mèo cào, cắn, dù vết thương thế nào người dân cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm ngừa dại, phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với từng loại vắc xin dại và phác đồ tiêm để phát huy hiệu quả của vắc xin. Đặc biệt, cần lưu ý quan trọng, nếu tiêm không đủ liều thì nguy cơ lây nhiễm bệnh dại vẫn rất cao và vẫn có khả năng gây tử vong.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn