Chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm ra trường làm đúng ngành
Sinh viên sư phạm được miễn 100% học phí nhưng ra trường không làm đúng ngành tạo sự lãng phí nguồn ngân sách và bất công cho sinh viên các chuyên ngành khác.
- Ngành Dược – lĩnh vực “HOT” không bao giờ lo thất nghiệp
- Con gái học ngành Y cũng rất xinh !
- “Cây bút thần” giúp bác sĩ phát hiện tế bào ung thư chỉ trong vài giây!
Chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm ra trường làm đúng ngành
Tại Hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về Giáo dục đại học ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính Sự nghiệp, Bộ Tài chính, cho biết nhiều ý kiến cho rằng nên dừng miễn học phí cho sinh viên sư phạm nếu ra trường làm trái ngành.
Không miễn học phí cho sinh viên sư phạm làm trái ngành
Rất đông sinh viên sư phạm ra trường không làm đúng ngành nghề trong khi ngân sách Nhà nước dành cho các trường Sư phạm chênh lệch nhiều so với trường khác gây ra sự bất công. Cụ thể theo số liệu thống kê của tin tức giáo dục, Việt Nam đầu tư 20% ngân sách Nhà nước cho giáo dục. Tuy nhiên sự phân bổ ngân sách còn nhiều điểm bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp.
Theo đó, ngân sách phân bổ cho các cơ sở đào tạo Đại học tăng hàng năm 5% – 10% phân bổ bình quân giữa các ngành đào tạo. Cách phân bổ này vô hình chung không tạo động lực cho các trường trong việc đầu tư nâng cao chất lượng. PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng ngân sách đang phân bổ trên số lượng sinh viên mà không quan tâm đến chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo Đại học.
Cần phân bổ lại ngân sách giáo dục Quốc gia
Thực tế như Đại học Sư phạm TP.HCM, ngân sách Nhà nước phân bổ cho trường lên gần 50% và hầu như toàn bộ sinh viên sư phạm trên cả nước đều được miễn học phí. Thế nhưng sau khi ra trường, chỉ 1 phần nhỏ sinh viên tốt nghiệp làm công tác giảng dạy, đa số các em chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành, không phục vụ cho công tác xã hội. Ngược lại nhiều ngành nghề xã hội đang cần như Đại học, Cao đẳng dược thì ngân sách nhà nước chỉ được phân bổ ở mức 12%-15%.
Từ thực trạng trên, đại diện Bộ Tài chính đề nghị nên đổi mới mô hình phân bổ ngân sách, nâng mức học phí để bù đắp chi phí đào tạo. Cùng với đó là cân nhắc điều chỉnh chính sách miễn, giảm học phí đối với Sinh viên sư phạm phù hợp với yêu cầu phát triển và nhu cầu xã hội. Nếu nhu cầu giáo viên cơ bản đã được đáp ứng và chỉ một số ít sinh viên sư phạm được làm đúng nghề thì việc miễn, giảm học phí với SV sư phạm không còn phù hợp.
Ông Giang đề nghị: Cần xác định số lượng sinh viên sư phạm cần thiết và đặt hàng cho các cơ sở đào tạo. Sinh viên thuộc chỉ tiêu đào tạo không phải trả học phí và có trách nhiệm cam kết làm việc theo sự phân công của Nhà nước. Những sinh viên ra trường công tác trong ngành sư phạm một thời gian nhất định sẽ được Nhà nước hoàn trả học phí. Ngược lại sinh viên ra trường làm trái ngành sẽ không được hưởng miễn học phí của ngành Sư phạm.
Ý kiến phân bổ lại ngân sách theo chất lượng đầu ra của mỗi trường, nhất là ngành sư phạm nhận được sự tán thành của nhiều chuyên gia giáo dục. Bên cạnh đó, việc miễn, giảm học phí và phân bổ ngân sách cũng cần xem xét lại để tránh gây lãng phí nhân sách nhà nước và bất công giữa các ngành nghề với nhau.
Các trường sư phạm cần tự chủ trong đào tạo
Các trường sư phạm cần tự chủ
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, ngành giáo dục vẫn có tính thị trường và tuân theo quy luật cung cầu. Vì vậy, cần có định hướng rõ về số lượng và chất lượng để không đào tạo thêm giáo viên khi đội ngũ này đang dư thừa.
Ngoài ra, cần có quy chế linh hoạt trong đào tạo sư phạm. Thực tế cử nhân Lịch sử, Địa lý, Vật Lý… sau khi học thêm kỹ năng sư phạm đều có thể thành giáo viên. Muốn làm nghề giáo cần có hai điều kiện tiên quyết là đủ kiến thức và lòng yêu nghề. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đào tạo chuyên ngành Sư phạm cần tiến tới tự chủ, đồng nghĩa với việc điều chỉnh theo xu thế nhà trường và giảm sự bao cấp.
‘Có thể thấy các trường dân lập đang làm rất tốt điều này. Những trường không tự chủ được thì sẽ tự giải thể’ – TS Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ.
Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn