Bệnh nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp, bệnh xuất hiện tại vùng da đầu gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, ảnh hưởng nặng đến ngoại hình và chất lượng sống của người bệnh
- Tổng quan những điều cần biết về cây rau đắng
- Tìm hiểu về cây Mít và công dụng lợi sữa an thần tuyệt vời
- Dược sĩ Hà Nội chia sẻ các nhóm thuốc điều trị táo bón
Bệnh nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp
Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh nấm da đầu qua bài viết sau đây!
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH NẤM DA ĐẦU
Nấm da đầu là bệnh gì?
Trên da, bao gồm cả da đầu tồn tại rất nhiều loại nấm vô hại. Trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể được cung cấp môi trường thuận lợi để phát triển và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm nấm.
Nấm có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nấm thường phổ biến ở móng tay, móng chân và trên da đầu.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu (phổ biến là nấm Candida hoặc Dermatophytes) thường phát triển ở nới có điều kiện ẩm ướt và ấm áp. Do đó những người vệ sinh da đầu kém, không gội đầu thường xuyên hoặc thích thay đổi kiểu tóc có nguy cơ nhiễm nấm da đầu rất cao.
Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây ra nấm da đầu bao gồm:
- Bệnh lý trong cơ thể.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
- Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
- Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
- Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người có tiền sử nấm da đầu.
- Ngoài ra, đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn người khác, bao gồm:
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Bệnh tiểu đường
- Tuyến giáp hoạt động kém
- Mang thai
- Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
Dấu hiệu bệnh nấm da đầu
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm da đầu bao gồm:
- Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
- Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
- Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
- Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.
Cách phân biệt nấm da đầu – gàu – vảy nến
Nấm da đầu, gàu và vảy nến thường có các triệu chứng tương đối giống nhau. Điều này sẽ gây khó khăn có công tác chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt các bệnh này qua một số đặc điểm như sau:
- Nấm da đầu: Xuất hiện nhiều mụn nước, đỏ, đau đớn trên da đầu. Nấm khiến da đầu luôn luôn ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu.
- Gàu: Là hiện tượng rối loạn da đầu khiến da đóng vảy trắng, rời ra thành từng mảng và bám trên tóc, vải áo,… Gàu là tình trạng tế bào da đầu thay mới quá nhanh do đó không lây sang người khác, cũng không gây đau hoặc nổi mụn nhọt.
- Vẩy nến da đầu: Là tình trạng mãn tính được gây ra bởi một số vấn đề về hệ thống miễn dịch. Vẩy nến gây ra tình trạng bong tróc da màu đỏ hoặc màu bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát và có thể làm rụng tóc.
Nói chung, nấm da đầu khiến da đầu ẩm ướt và nhờn rít. Vẩy nến da đầu lại khiến da khô làm bong tróc da màu bạc và đỏ trong khi gàu chỉ làm bong vảy màu trắng, không gây đau và không lây nhiễm.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Điều dưỡng uy tín
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA ĐẦU
Cách chẩn đoán bệnh nấm da đầu
Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, việc chẩn đoán nấm da đầu thường nhờ vào các triệu chứng và thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nấm da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiết bã, vẩy nến hoặc gàu.
Do đó, để xác nhận tình trạng bệnh bác sĩ thường gửi mẫu tóc hoặc một mảng da đầu nhỏ của người bệnh để phòng thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào nấm.
Hầu hết các trường hợp, tình trạng nấm da đầu có thể được điều trị dễ dàng thông qua các biện pháp tự nhiên, dầu gội kháng nấm hoặc thuốc không kê đơn.
Biện pháp điều trị nấm da đầu dân gian
Một số cách điều trị nấm da đầu dân gian bao gồm:
- Giấm: Pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ bằng nhau sau đó massage lên da đầu. Giấm táo có đặc tính kháng nấm, giảm viêm và loại bỏ tế bào da chết.
- Dầu dừa: Được cho là có tính kháng nấm và giúp cho tóc luôn khỏe mạnh. Người bệnh chỉ cần massage da đầu bằng dầu dừa nguyên chất trong 1 – 2 phút để dầu thấm sâu vào da đầu.
- Tinh dầu tràm trà: Người bệnh có thể pha 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào 2 muỗng dầu dừa và ủ tóc trong 30 – 60 phút. Tình dầu tràm có tác dụng chống nấm và làm thay đổi màng bảo vệ của da.
- Chanh trị nấm da đầu: Thêm 1 – 2 muỗng nước cốt chanh chanh vào một cốc nước và thoa hỗn hợp này lên tóc trong 10 – 15 phút để điều trị nấm da đầu. Chanh có thể kháng khuẩn và tiêu diệt tế bào nấm.
Trên đây là những thôn tin về biện pháp điều trị bệnh nấm da đầu dân gian mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc