Bác sỹ mới ra trường vẫn là “kẻ ăn bám”

Bác sỹ mới ra trường vẫn là “kẻ ăn bám”

Học Bác sĩ thời gian gấp đôi ngành học khác, học tập thì vất vả sớm khuya nhưng ra Trường với tấm bằng Bác sĩ vẫn phải “ăn bám” vì chưa có chứng chỉ hành nghề Y.

Bác sỹ mới ra trường vẫn là “kẻ ăn bám”

Bác sỹ mới ra trường vẫn là “kẻ ăn bám”

Muốn kiếm được nhiều tiền thì người bác sỹ phải có chứng chỉ hành nghề của Cục quản lý khám, chữa bệnh của Bộ Y tế cấp khi đã có đủ 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh. Mà không phải bác sỹ nào mới ra trường cũng có điều kiện này. Vì thế, họ vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bố mẹ.

Để trở thành …người thầy thuốc còn lắm gian truân

Trong tất cả các trường học đào tạo cử nhân, kỹ sư thì có thể nói trường Y Dược có thời gian đào tạo dài nhất. Đây là ngôi trường đào tạo nhiều người giỏi có trình độ và mong muốn sau này ra trường phục vụ nhân dân bằng khả năng và kiến thức của mình. Lý thuyết, thực hành và những ngày dài đi thực tập ở bệnh viện đã giúp sinh viên y khoa rèn rũa được khả năng của mình trên thực tế trước khi bước vào trường đời đầy khó khăn. Có thể nói, thời gian học tập ở các trường này dài từ 4, 5, thậm chí đến cả 10 năm với những bác sỹ nội trú giỏi.

Cô bạn tôi, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội còn chia sẻ thêm là chỉ có 10% số các bác sỹ giỏi, thực sự có chuyên môn cao mới được giữ lại ở bệnh viện để làm bác sỹ nội trú. Số còn lại sau khi ra trường chỉ là một anh cử nhân với tấm bằng và những kiến thức mà chưa thể từ đó mà kiếm sống hay mưu sinh. Vì yêu cầu của công việc này cần sự chính xác, chuyên môn cao và cẩn trọng thực sự. Không chỉ trình độ đại học mà tất cả các sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội cũng phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khi làm việc.

Không có lỗi lầm, không sai sót và những lúc lơ là về trách nhiệm và thao tác trên thực tế. Tất cả đều được thực hiện chuẩn xác thành kỹ năng của cơ thể. Vậy nên bất kỳ ai đã từng theo đuổi, đam mê và đang trên con đường trở thành một cán bộ y tế chuyên nghiệp, giỏi về kiến thức, tài về xử thế trong công việc….thực sự gian truân và đầy hi sinh.

Bác sỹ 26 tuổi…vẫn là “kẻ ăn bám” chính hiệu

Chị T.(26 tuổi), thi đôi ba lần mới đỗ đại học. Cuối cùng chị cũng đã tốt nghiệp một trường về Y Dược ở Hà Nội, ra trường sau 6 năm học dài đằng đẵng trên ghế giảng đường rồi thực tập, đi trực, đi thực tế, học về chuyên môn rồi tốt nghiệp. Cầm tấm bằng khá trên tay nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề nên con đường khoa cử của T. Vẫn chưa dừng lại. Là con gái, 26 tuổi là lúc người ta có chồng, có con, có một công việc ổn đinh, có mức thu nhập có thể tạm gọi là ở mức độ vừa phải có thể nuôi sống được bản thân.

Bác sỹ mới ra trường vẫn là kẻ ăn bám chính hiệu

Bác sỹ mới ra trường vẫn là kẻ ăn bám chính hiệu

Nhưng với chị và những cô gái ngành Y khác thì họ không có gì ngoài một tấm bằng trong tay. Tấm bằng ấy ghi nhận sự cố gắng, là kết quả cuối cùng sau những hi sinh thời gian học tập, cống hiến tuổi thanh xuân cho ước mơ trở thành người thầy thuốc. Và thực tế từng ấy tuổi, từng ấy năm học tập thì họ vẫn bị mang tiếng là “kẻ ăn bám”.

Chị buồn, chị biết công việc của chị yêu cầu như thế, dù có giỏi đến mấy thì cũng không thể được trực tiếp cứu chữa bệnh của người bệnh, chỉ bằng kiến thức và thực hành trên mẫu vật thì chẳng ai có đủ dũng khí để giao tính mạng của mình cho một bác sỹ mới ra trường cả. Và chị vẫn cố gắng và phấn đấu hết sức cho con đường chị đã chọn, chị ra trường, tiếp tục học thêm về chuyên sâu để áp dụng vào thực tế.

Bởi điều kiện để bác sỹ có chứng chỉ hành nghề là phải có văn bằng chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng nhận Lương y hay chứng nhận có bài thuốc di truyền; có chứng nhận về điều kiện sức khỏe hành nghề; có văn bản chứng nhận quá trình thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh với tổng thời gian là 18 tháng thực hành.

Chị T. Cũng như những người bác sỹ trẻ khác, học hành tốn quá nhiều thời gian, quá nhiều công sức, tiền bạc của gia đình và một phần tuổi trẻ nhưng không phải cứ được gắn mác “bác sỹ’ thì có thể kiếm tiền, có được nguồn thu nhập đáng mơ ước, có được cuộc sống đủ đầy. Vẫn còn nhiều gian truân, vẫn còn nhiều chật vật lắm.

Vì thế, những bác sỹ mới ra trường hãy cứ tự hào đi, dù là “kẻ ăn bám” thì cả gia đình và toàn xã hội vẫn luôn trân trọng và ghi nhận những hi sinh ấy. Cứ cho đi thì sẽ được nhận lại, đã yêu nghề thầy thuốc, hơn thiệt này có đáng gì.

Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn