Bác sĩ giỏi cũng thành vô dụng nếu thiếu Điều dưỡng viên?
Muốn điều trị thành công, bệnh nhân cần được Điều dưỡng viên chăm sóc, giám sát về chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc nhằm tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Làm nghề Y không cần quá thông minh, chỉ cần chăm chỉ?
- Điểm tuyển sinh xét tuyển vào trường Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017
- Những kỹ năng “vàng” để thành công khi học ngành Y Dược
Bác sĩ giỏi cũng thành vô dụng nếu thiếu Điều dưỡng viên?
Đặc biệt, đặc thù công việc của người thầy thuốc có giỏi đến mấy cũng không thể “đơn thân độc mã” điều trị từ đầu đến cuối cho bệnh nhân của mình. Bên cạnh họ không thể thiếu được đội ngũ Điều Dưỡng viên trợ giúp đắc lực.
Điều dưỡng viên là bạn đồng hành thân thiết của bệnh nhân
Nói thế cũng không hề quá khi tất cả các hoạt động của bệnh nhân đều được Điều Dưỡng viên quan sát và theo dõi một cách tỉ mỉ và chi tiết. Đôi khi người nhà bệnh nhân còn không thân thiết và gần gũi bằng Điều Dưỡng viên trong bệnh viện. Bởi nhiệm vụ của họ chính là gần gũi, túc trực, quan sát “nhất cử nhất động” của bệnh nhân để báo cho bác sĩ khi có trường hợp cần thiết nhằm điều chỉnh và thay đổi phác đồ điều trị chính xác rút ngắn thời gian nằm viện và tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Chị V. cho biết: tháng trước chị bị tai biến mạch máu não vào viện cấp cứu lúc 3 giờ sáng. Lúc ở trong viện chỉ có chồng ở bên, nếu không có Điều Dưỡng viên thì không biết thế nào. Sau khi cấp cứu, mấy chị Điều Dưỡng và mấy em sinh viên thực tập của Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chu đáo và giúp đỡ nên quá trình hồi phục nhanh hơn dự kiến. Từ việc ăn sáng mấy giờ, ăn gì, ăn uống ra sao, uống thuốc, tiêm truyền theo đúng kê đơn của bác sĩ….đều được nhắc nhở hết. Lần đầu tiên chăm vợ ốm may mà có Điều Dưỡng viên gần gũi quan tâm thì chồng chị mới biết chăm sóc và hỗ trợ chị. Ngày ra viện, anh chị biết ơn bác sĩ 1 mà tri ân các chị Điều Dưỡng viên đến 10. Chị bảo sau đó, chị đã mạnh dạn khuyên em gái đăng ký theo học một trường về Y Dược ví dụ như Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội hay trường Cao đẳng Dược ở Hà Nội chẳng hạn. Qua câu chuyện này mới thấy vai trò quan trọng của nghề này trong bệnh viện mà nhiều người vẫn bỏ qua.
Có thể nhiều người chưa biết Điều dưỡng viên là danh xưng để chỉ những người có nhiệm vụ đặc thù trong lĩnh vực y tế, bên cạnh bác sĩ. Công việc của họ vất vả và nhọc nhằn chẳng kém bác sĩ là bao. Trước đây, Điều Dưỡng viên được gọi là Y tá. Vì thế với một người theo học Điều dưỡng viên thì sẽ hiểu, nhiệm vụ và trách nhiệm của một người theo nghề Điều dưỡng không chỉ là chăm sóc bệnh nhân mà hơn thế còn là người làm cầu nối quan trọng của bệnh nhân, bác sĩ và bệnh viện. Tiếng nói của họ là nhịp cầu thông tin không thể thiếu giữa các bên để nhằm đi đến kết quả cuối cùng là bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2017
Bác sĩ giỏi đến mấy cũng cần Điều Dưỡng viên trợ giúp
Từ lúc nhập viện cho đến khi khỏi bệnh, xuất viện, một bệnh nhân phải tuân thủ chính xác phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Đó không chỉ là các loại thuốc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh, thực hiện các y lệnh chuẩn xác…mà hơn thế cần được Điều Dưỡng viên kề cận giám sát, hướng dẫn. Có người nói vui với nhau rằng: Điều Dưỡng là “thám tử tư” của bác sĩ để theo dõi, quan sát bệnh nhân. Mọi biến chứng bất thường hay thay đổi không mong muốn trong quá trình điều trị đều được báo lại bác sĩ ngay lập tức để đưa ra phương án xử lý nhanh nhất, chính xác nhất.
Chị G. (một giảng viên hiện đang giảng dạy văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội cho biết từ ngày giảng dạy tại trường từ ngày đầu tiên cho đến nay, chị đã dạy học trò của mình rằng: nghề Điều Dưỡng còn lắm gian truân và đây thực sự không phải là “việc nhàn lương cao” mà ai cũng lầm tưởng. Chuẩn bị đủ kỹ năng và tinh thần để vượt qua gian truân của nghề Điều Dưỡng viên. Đồng hành cùng bác sĩ và bệnh nhân là nhiệm vụ chính của một Điều Dưỡng viên giỏi”.
Bác sĩ giỏi đến mấy cũng cần Điều Dưỡng viên trợ giúp
Bởi nếu như ai cũng biết bác sĩ là người chữa bệnh cứu người, nhắc đến nghề Y là nhắc đến trọng trách và sứ mệnh của người bác sĩ, chứ ít ai biết được nếu không có cánh tay phải đắc lực trợ giúp thì làm sao “Lương y” hoàn thành được trọng trách của mình.
Có nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm đến đâu thì một bác sĩ giỏi cũng khó có thể tự mình cứu sống một bệnh nhân trong lúc “thập tử nhất sinh”. Bên họ lúc nào cũng có đội ngũ Điều Dưỡng viên và một ekip sát cánh trợ giúp để đưa bệnh nhân đi từ “cửa tử” trở về với cuộc sống trần thế. Từ đó, chúng ta phải hiểu được rằng “Bác sĩ giỏi đến mấy cũng trở thành vô dụng nếu thiếu sự trợ giúp đắc lực từ Điều dưỡng viên”.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn.