“Trường nghề khó tuyển sinh” nguyên nhân do đâu?
Trong khi rất nhiều các Trường ĐH, CĐ đã đủ chỉ tiêu tuyển sinh, thì các trường nghề vẫn chật vật trong tuyển sinh, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
- Hy hữu: Có tên trong danh sách trúng tuyển nhưng lại không được nhập học
- Những giấy tờ thí sinh cần chuẩn bị để nhập học Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Mức học phí tất cả các trường Đại học trên cả nước
“Trường nghề khó tuyển sinh” nguyên nhân do đâu?
Trường nghề tuyển sinh “ế ẩm”
Theo nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong khi các Trường ĐH, CĐ đang chạy đua trong mùa tuyển sinh, thậm chí rất nhiều trường đã đủ chỉ tiêu tuyển sinh năm nay thì với các trường nghề, mùa tuyển sinh năm nào cũng phải đau đầu vì thiếu chỉ tiêu, có trường, số lượng đầu vào thấp tới thê thảm với vài chục học sinh. Thực trạng này đã tồn tại nhiều năm và là một trong những bức thiết của xã hội.
Vào thời điểm hiện tại rất nhiều trường nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội gần như không tuyển sinh được. Dù các trường đã chạy quảng cáo ngay trước mùa tuyển sinh, thậm chí có trường đã tranh thủ phát tờ rơi giới thiệu khi thí sinh đi thi đại học, nhưng số lượng thí sinh đăng ký Xét tuyển chỉ chiếm 10-30% so với chỉ tiêu. Rất nhiều trường nghề đã phải mở những khóa ngắn hạn để có thể hoạt động cầm chừng.
Nguyên nhân khiến trường nghề khó tuyển sinh
Ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng phòng Đào tạo, trường Trung cấp nghề Hùng Vương cho rằng: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do năm nay Bộ Giáo dục Đào tạo đã nới lỏng quy chế tuyển sinh khiến cho cánh cửa vào đại học của các thí sinh được rộng mở. Điều đó khiến số lượng thí sinh đăng ký theo học ở các trường nghề giảm sút nghiêm trọng.
Trường Trung cấp nghề Hùng Vương khó khăn trong tuyển sinh
Còn theo nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội thì lâu nay các thí sinh quan điểm học nghề vẫn được xem là sự lựa chọn cuối cùng của học viên. Tâm lý ưa chuộng bằng cấp, coi trọng bằng đại học hơn là học nghề cũng là một thực tế dẫn đến công tác tuyển sinh của các trường nghề gặp khó khăn.
Ông Trần Kim Tuyền, Trưởng phòng đào tạo Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “các trường Đại học tuyển sinh một cách ồ ạt, có trường chỉ xét học bạ cấp 3 và có nhiều nguyện vọng nên nhiều em học sinh tốt nghiệp THPT còn có ý nghĩ phải vào đại học nên chờ đợi, khiến việc tuyển sinh của nhà trường đã khó nay càng thêm khó”.
Một nguyên nhân nữa khiến cho năm nay trường nghề khó tuyển sinh là các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa cụ thể, rõ ràng, khiến cho thí sinh cũng như các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về ngành nghề minh theo học. Điều này cản trở những thông tin mà các thí sinh có thể tiếp cận bởi thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào một số trường cao đẳng, trung cấp phải tự tìm kiếm thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, mã ngành, mã trường…
Ông Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: trong nền kinh tế quốc dân, nhu cầu lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng luôn lớn hơn rất nhiều so với bậc đại học. Nhưng hiện nay chỉ tiêu của trường chiếm đến hơn 50% so với lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm, điều này gây mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ thống nguồn nhân lực lao động.
Siết chặt quy chế tuyển sinh Đại học là một biện pháp cứu các trường nghề
Bộ GD-ĐT cần làm gì để cứu các trường nghề?
Theo các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, hai giải pháp mà bộ Bộ GD-ĐT cần phải thực hiện chính là siết chặt công tác tuyển sinh, các chỉ tiêu của các trường ĐH phải đủ chuẩn của Bộ. Thứ hai là chính sách của Bộ Nội vụ, Xét tuyển nhân sự dựa vào bằng cấp, chính điều này lại không khuyến khích sinh viên học nghề.
Còn theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, các trường nghề cần chủ động hơn trong công tác tuyên sinh của mình. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tuyên truyền, các trường cần chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề, xây dựng chương trình đào tạo theo sát nhu cầu của xã hội.
Một điều quan trọng khác để thúc đẩy quá trình phát triển của các trường nghề chính là tìm cách thúc đẩy sự vào cuộc thực chất của doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề. Để có một biện pháp lâu dài, các bộ ngành phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt việc dự báo thị trường, thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên đạt chuẩn giáo dục nghề nghiệp.