Đừng đổi ngôi “người nắm sinh mạng” thành “người phục vụ cao cấp”!
Nghề Y gắn mác “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” nhưng nguy cơ người thầy thuốc bị “đổi ngôi” thành “nghề phục vụ” lại đang hiển hiện trước mắt.
- Viết cho những người đang đứng ngoài ngành Y!
- Tâm thư của đàn anh gửi em gái vừa thi trượt ngành Y
- “Văn hóa đổ lỗi” đẩy bác sĩ vụ thảm họa y khoa Hòa Bình vào trại giam?
Đừng đổi ngôi “người nắm sinh mạng” thành “người phục vụ cao cấp”!
Từ chức danh mà đi đâu cũng được tôn trọng, liệu có phải hai từ “bác sĩ” dần dần trở thành người phục vụ, thành “ô sin” của người bệnh và thân nhân?
Nghề Y đã từng gắn với những mỹ từ “mơ ước, tự hào và ngưỡng mộ”
Từ thủa khai sinh, lúc con người coi cái chết như một quy luật thì nghề Y đã ra đời. Thời đó, bác sĩ cứu người với phương tiện thô xơ, với khối óc đơn giản và an yên rằng “chỉ cần cố gắng hết sức vì người bệnh, dẫu có không cứu được thì cũng chỉ là sự được mất của nghề”. Tuy nhiên, đến thời nay, khi quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” không phải bao giờ cũng thuận theo tự nhiên thì người ta sẵn sàng gán cho người thầy thuốc những từ đầy tổn thương như: “vô cảm”, “tắc trách” “thiếu trách nhiệm” “thiếu năng lực chuyên môn” “bác sĩ ngu”…và thậm chí còn lăng mạ cả ngành Y chỉ vì “một con sâu làm rầu nồi canh”….
Qua những sự việc đau lòng ấy mà các bác sĩ, đồng thời cũng là giảng viên đang giảng dạy các lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thường dạy học trò của mình rằng: “Khi em làm nghề Y Dược hãy nhớ rằng chữa bệnh cứu người là cái nghề cao quý nhưng lúc nào cũng bạc bẽo và bất công, đừng bao giờ đòi hỏi sự công bằng trong nghề này. Nếu không các em sẽ khó mà theo đến cùng”. Tại sao lại như thế, nhiều em sinh viên lần đầu tiên nhận ra sự đổi chiều của nghề Y Dược ở Việt Nam thắc mắc “Tại sao lại như thế khi mà trong tưởng tượng và trí óc của em thì nghề thầy thuốc luôn được cả xã hội đánh giá là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, em chọn học ngành này vì những mỹ từ “tự hào, cao quý, thiêng liêng, ngưỡng mộ”. Thật khó để có thể lý giải cho những người chưa từng vấp ngã, chưa từng nhìn thấy sự bất công của nghề Y nhưng tôi tin chắc phần nào qua vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt tạm giam vừa qua cũng đã giúp các bạn trẻ đam mê chữa bệnh cứu người mường tượng ra sự gập gềnh, bon chen và thăng trầm của con đường phía trước mà tự tập cho mình bản lĩnh thật cứng cỏi.
Thầy thuốc đang bị đổi ngôi từ “người nắm sinh mạng” thành “phục vụ cao cấp”
Theo chia sẻ và cũng là góc nhìn cá nhân của Giảng viên, bác sĩ Dương Trường Giang, hiện đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì người bác sĩ ở các bệnh viện tại Việt Nam đang mất dần vị trí của mình trong mắt của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Thực tế đã chứng minh điều này một cách thật đến nghiệt ngã và đau lòng. Khác hẳn với trước kia, người ta vào bệnh viện, chỉ cần nhìn thấy màu trắng của áo blouse là họ bấu víu lấy để tìm chút hi vọng trong giây phút sinh tử, để yên tâm rằng người thân sẽ được cứu sống, giờ đây, vào bệnh viện, người ta lại trang bị sẵn cho mình một tâm lý “xung trận” nếu bác sĩ làm họ không hài lòng. Như thế có phải là tình trạng đổi ngôi hay sao.
Nghề thầy thuốc ở Việt Nam liệu có còn vị trí cao quý như trước đây?
Chính vì tâm lý bất kỳ bác sĩ hay cán bộ y tế nào không phục vụ nhiệt tình, niềm nở và nhanh chóng chăm sóc cho bệnh nhân, người nhà của họ có thể trở thành đề tài nóng để bàn tán trên các trang mạng xã hội, sẽ trở thành miếng mồi ngon để dư luận xâu xé, báo chí làm đề tài để “vạch mặt” những cá nhân chưa tốt trong ngành rồi cả đời phấn đấu của người bác sĩ ấy bỗng chốc tiêu tan chỉ vì một lời nói, một hành động, một cử chỉ “thiếu chuẩn mực”.
Từ “người nắm sinh mạng” từ những mỹ từ cao sang, dư luận “lái” người thầy thuốc trở thành thân phận của một “osin cao cấp” một cách không thương tiếc. Trên giường bệnh, trong giây phút thập tử nhất sinh kề cận, người ta coi bác sĩ là người có trách nhiệm cứu người dù mệt mỏi hay vất vả đến đâu. Nếu không cứu được người, người nhà bệnh nhân sẵn sàng “xung trận” sỉ vả, trách móc thậm chí là đá đấm ân nhân của mình. Việc cứu người không còn là thiên chức mà giờ đây đã trở thành trách nhiệm, thành việc phải làm mà đã làm thì phải làm thật tốt. Đừng bao giờ để lại sai sót, bất kỳ sai sót nào trong Y khoa ở Việt Nam đều bị trả giá bằng danh dự, nhân phẩm, tiền bạc và bằng cả phần đời còn lại. Điều này cũng được nhiều sinh viên đang theo học Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhớ như in ngay từ những ngày đầu dấn thân vào nghề. Chính sự bản lĩnh và chuẩn bị tâm lý vững vàng đã giúp những cô cậu thủa nào chập chững vào nghề còn ngây ngô đã có thể kiên định đi đến cùng với chặng đường Y nghiệp của cuộc đời mình.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn