Làm nghề Y phải có trái tim ấm và cái đầu lạnh!
Nhiều thân nhân người bệnh tìm đủ cách bắt đền Bác sĩ và Bệnh viện mỗi khi người bệnh tử vong hoặc tai biến y khoa mà không cần biết nguyên nhân do đâu.
- Đàn ông nghề y tướng mạo thế nào dễ đa tình?
- Xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017 có cần phải thi THPT quốc gia?
- Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội năm 2017 hệ chính quy
Làm nghề Y phải có trái tim ấm và cái đầu lạnh!
Không đủ cân bằng ngay sau cái chết của bệnh nhân, không đủ vô cảm trước nỗi đau đồng loại nên không đủ cớ để trừng phạt bác sỹ khi họ sai lầm. Vậy nên bất kỳ ai muốn dấn thân và trụ vững với cái nghề đầy tai ương này thì một trái tim ấm và một cái đầu lạnh là thứ cần hơn cả với người làm nghề Y.
Dùng “cái đầu lạnh” đề hoàn thành trách nhiệm
Công việc đặc thù của người làm nghề Y là thường xuyên tiếp xúc, làm việc với những nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần của con người. Nơi bệnh viện, trong màu áo trắng ấy, bác sỹ là người chứng kiến và trực tiếp tiếp xúc với những bi kịch cuộc đời. Khi bệnh tật, tai ương, chết chóc cứ đi rồi đến trước mặt chúng ta thì làm sao có mấy bác sỹ, điều dưỡng, y tá…đủ thời gian, đủ lạnh lùng, đủ vô cảm để không đau lòng cho được. Vì thế nhiều người mới nói người cán bộ y tế cần có cái đầu lạnh.
Gi (sinh viên một trường Cao đẳng Dược Hà Nội) cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi bị kiệt quệ sau thời gian thực tập tại bệnh viện. Cô gái học chuyên ngành Điều Dưỡng, do chưa chuẩn bị đầy đủ về tâm lý và sức khỏe để tiếp xúc với áp lực, căng thẳng và đặc thù trong nghề nghiệp đã khiến Gi.
Thực sự khó khăn để trụ vững với nghề. Cô ấy cần phấn đấu và cố gắng nhiều thì mới có thể trở thành Điều Dưỡng viên giỏi.
Bởi vậy, không lạ gì khi tỷ lệ bác sỹ, y tá hay bất kỳ cán bộ ngành Y mắc bệnh trầm cảm hay các vấn đề về tâm lý ngày càng tăng trong thời gian qua. Bệnh nhân càng đông, tỷ lệ tử vong càng lớn và mức độ làm việc càng gấp thì người thầy thuốc càng gánh trai vai trách nhiệm càng nặng nề. Nếu không đủ lạnh lùng và cứng rắn thì khó có thể theo nghề đến cùng.
Chị K. (Một Kỹ thuật viên xét nghiệm) dày dặn kinh nghiệm đang công tác tại bệnh viện YHCT Trường Giang khuyên các sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội đến thực tập rằng: muốn trụ vững với nghề thì điều cốt yếu không chỉ là chuyên môn, trình độ, đam mê mà họ còn phải đủ bản lĩnh, đủ lạnh lùng và vô cảm trước nỗi đau và những bi kịch cuộc đời.
Sai lầm y khoa bao giờ cũng thế, cũng là chủ đề nóng hổi được bàn luận trên nhiều trang mạng, diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng.
Dư luận có thể thờ ơ với những khó khăn, những hi sinh lớn lao của người thầy thuốc, họ có thể chẳng cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ của người cán bộ y tế cao hay thấp. Họ có đủ sống hay không?
Cán bộ y tế hoàn thành trách nhiệm bằng cái đầu lạnh
Công chúng bao giờ cũng thế, giỏi đến đâu cũng không ai ca ngợi, nhưng chỉ cần sai lầm dủ chỉ một lần thôi, thì cuộc đời người thầy thuốc coi như chấm hết. Dấu chấm hết cho những cố gắng, cho đầu tư tiền bạc và công sức, trí tuệ suốt nhiều năm trời của bản thân, gia đình và toàn xã hội. Nếu không có trái tim đủ ấm để yêu thương, bao dung và hi sinh thì làm sao đến được cải đỉnh vinh quang của sự nghiệp.
Con đường đến với chức danh “Lương y như Từ mẫu” nào phải dễ dàng gì. Phải đánh đổi nhiều thứ và cần hơn hết là trái tim nóng ấm tình thương bao la để cứu chữa cho người bệnh.
Rồi đã cố gắng hết sức mà bệnh nhân vẫn ra đi, có người còn bị hành hung, thậm chí mất mạng vì lúc đau buồn, mất kiểm soát, thiếu tỉnh táo.
Cần trái tim ấm đủ bao dung với nỗi đau đồng loại
Trên thực tế như vụ việc đau lòng xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình xảy ra vào đêm 15/8/2011 khiến Bác sỹ Phạm Đức Giàu tử vong, Bác sỹ Nguyễn Ngô Hoàn mất 18% sức khỏe.
Đối tượng hành hung ê kíp cấp cứu là Nguyễn Xuân Dũng (sinh năm 1993), có anh trai là Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1991) cấp cứu tại Bệnh viện. Vì tình hình bệnh tình quá nặng nên anh trai Hùng đã tử vong. Cho rằng bác sỹ không chủ tâm cứu anh trai mình nên Hùng chửi bới rồi dùng dao đâm hai bác sỹ trong phòn cấp cứu.
Sự việc đau lòng xảy ra không ai muốn nhưng nhiều thân nhân bệnh nhân không hiểu nên khiến cho người làm nghề Y phải hứng chịu những hệ lụy thật đau lòng.
Họ đau hiểu để làm ở vị trí đó, những người bác sỹ ấy đã phải đánh đổi những cả mồ hôi, tiền bạc và cả thời thanh xuân đầy hoài bão. Có người còn phải học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội để có đủ chuyên môn hành nghề.
Trong khi V. (bác sỹ nội trú) mất đến gần 10 năm để học đại học có kiến thức chung về Đông Y, Tây Y hay các môn khác rồi học thêm để có kiến thức chuyên môn thì mới có được một chỗ làm có thu nhập tương đối. Trong khi đó, tôi, một sinh viên Kinh tế, sau 4 năm ra trường, làm việc tại tập đoàn tài chính của nước ngoài, lương cao ngất ngưỡng, từ lúc học cho đến lúc đi làm, tôi vẫn luôn được V. ghen tỵ.
Người thầy thuốc đủ bao dung trước nỗi đau đồng loại
Khi tôi đã có thể vi vu tiêu những đồng tiền đầu tiên do mình tự kiếm thì cô nàng đang phải tằn tiện để đi làm thêm vừa học vừa làm mà vẫn chưa đủ thời gian tốt nghiệp.Và còn nhiều nhiều hoàn cảnh của cán bộ y tế khác, khổ hơn, gian truân hơn. Con đường trở thành người thầy thuốc chưa bao giờ là đơn giản và rải hoa hồng. Có chông gai, hi sinh thì mới có quả ngọt.
Làm sao không áp lực, không căng thẳng và không mắc sai lầm khi dồn dập bệnh nhân, dồn dập những ra đi trong oán trách căm hờn người thầy thuốc, và làm sao có thể đủ tỉnh táo để chống trọi với búa rìu dư luận khi chính bản thân họ đang kiệt quệ về sức khỏe và cảm hứng nghề nghiệp vì những phán xét vô cảm từ người đời.
Sai lầm trong y khoa là sự cố không mong muốn trong nghề nghiệp vốn dĩ đầy rẫy rủi ro và tai nạn. Vậy nên, xã hội không thể vô can trước những sự vụ của ngành Y tế. Vậy nên đừng vội lên án hay đổ lỗi hết lên đầu người thầy thuốc mỗi khi có sai sót, nhìn lại công việc và hi sinh của họ trước đã.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn