Bác sĩ chuyên khoa giúp bạn phân biệt chính xác giữa chắp và lẹo mắt

Bác sĩ chuyên khoa giúp bạn phân biệt chính xác giữa chắp và lẹo mắt

Mặc dù đều là bệnh thường gặp gây đau nhức bờ mi, phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu nhưng nhiều người vẫn nhầm giữa chắp và lẹo mắt.

Bác sĩ chuyên khoa giúp bạn phân biệt chính xác giữa chắp và lẹo mắt

Để biết cách phân biệt giữa bệnh chắp và lẹo mắt, chuyên khoa đã chỉ ra một số đặc điểm khác biệt giữa chúng. Cùng tham khảo để biết thêm thông tin về 2 căn bệnh thường gặp này nhé!

Tìm hiểu định nghĩa lẹo mắt là bệnh gì?

Cụ thể, giảng viên, bác sĩ Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khẳng định: Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Bạn cần biết được một số dạng lẹo mắt phổ biến như sau:

  • Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
  • Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm (kẻ viền mắt). Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu…thì bác sĩ, chuyên gia khuyên bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Cách điều trị: Rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo, hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Tìm hiểu định nghĩa lẹo mắt là bệnh gì?

Tìm hiểu về bệnh chắp có khác biệt gì so với bệnh lẹo mắt?

Chắp là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Nói về phương pháp điều trị, giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra phương án điều trị như sau:

Điều trị: Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Hầu hết chắp đều vô trùng, do đó dùng kháng sinh không có giá trị gì. Điều trị chắp có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả 2 phương pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

Trên đây là một số kiến thức hữu ích về chắp và lẹo mắt từ các chuyên gia. Hi vọng, bạn đã biết phân biệt giữa 2 căn bệnh thường gặp này.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn