Bệnh cúm mùa làm thế nào để phòng tránh?
Bệnh cúm mùa là một bệnh do virus cúm gây nên có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm mùa?
- Điều Dưỡng viên khẳng định: Con cứ ốm cho uống kháng sinh là hại con
- Thuốc Scanneuron có tác dụng gì và liều dùng thế nào?
- Dược sĩ chia sẻ 6 bước mở Nhà thuốc, quầy thuốc chuẩn nhất
Bệnh cúm mùa làm thế nào để phòng tránh?
Bệnh cúm mùa là gì?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Các chuyên gia cho biết, bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển nặng và nguy hiểm đối với những người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, trẻ em (dưới 5 tuổi), người già (trên 65 tuổi), phụ nữ đang mang thai. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi nặng, suy đa phủ tặng và dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của bệnh cúm mùa như thế nào?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh cúm mùa có các triệu chứng thường bị nhầm với tình trạng cảm lạnh thông thường, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh cúm mùa thường nặng hơn.
Giai đoạn đầu khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh): bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt, cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ăn không ngon, mệt mỏi, đau họng, ho, chảy nước mũi, đau tai, cảm giác yếu ớt không còn sức lực, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
Sau 5 ngày: sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, tuy nhiên tình trạng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Các bác sĩ cho biết, thông thường tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
Những người có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định được chính xác đã nhiễm cúm thì cần được cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế dự phòng để được điều trị và xử lý kịp thời. Thuốc kháng virus được dùng càng sớm càng tốt khi bệnh nhân có chỉ định của bác sĩ, ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng cúm mùa
Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa như thế nào?
Các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm mùa. Cụ thể người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:
- Người dân cần luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, chú ý thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng. Hàng ngày vệ sinh mũi họng bằng nước muối.
- Ăn uống đủ chất đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
- Luôn giữ ấm cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với những người bệnh cúm hoặc những trường hợp đang nghi ngờ mắc bệnh.
- Nếu như thấy cơ thể có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Nên tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trên đây là một số thông tin về bệnh cúm mùa và các biện pháp phòng bệnh. Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nguồn: caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.