Bất dung nạp đường Lactose là một tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường tìm thấy trong các chế phẩm từ sữa
- YHCT Hà Nội chia sẻ những thực phẩm trị bệnh và làm đẹp
- Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ thông tin về thuốc Piracetam
- Mức lương khủng nhờ học Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm
Lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa
Biểu hiện hội chứng bất dung nạp lactose?
Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trẻ bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Các triệu chứng này xuất hiện khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi uống bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa đường lactose.
Khi cho trẻ ăn sữa không có lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy
Nguyên nhân bé mắc chứng bất dung nạp đường Lactose
Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là:
-
Bất dung nạp đường Lactose do di truyền, bẩm sinh
Trường hợp này cực kỳ hiếm gặp, bé sinh ra không có hoặc có một lượng rất thấp lactase – một loại men tiêu hóa có trong ruột để phá vỡ các đường lactose thành m
-
Bất dung nạp đường Lactose do tuổi tác
Xuất hiện khi lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa bị giảm thiểu trong chế độ ăn uống của trẻ khi lớn tuổi hơn làm lượng sản xuất lactase tự nhiên bị giảm. Dạng này thường không xảy ra trước tuổi trưởng thành và thường liên quan tới các vùng mà thực phẩm từ sữa không phải là món thường xuyên trong chế độ ăn của mọi người.
-
Bất dung nạp đường Lactose do hệ quả của các rối loạn tiêu hóa
Đây là một loại không dung nạp đường lactose tạm thời do sự tổn thương trên đường ruột của bé. Chẳng hạn như: nhiễm trùng hoặc tổn thương tại dạ dày, do sử dụng một loại thuốc kháng sinh kéo dài hoặc bệnh celiac không được chẩn đoán.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng
Mẹ cần làm gì khi con mắc hội chứng bất dung nạp Lactose?
-
Đối với trẻ vẫn bú mẹ
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú, không nên cai sữa bởi sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương trong nhiễm trùng.
-
Đối với trẻ đang ăn sữa công thức
Mẹ nên lựa chọn các loại sữa không có đường Lactose: Sữa Wakoko, sữa bột Abbott Similac Isomil 1, Enfamil A+ Lactofree Care
Các sản phẩm sữa có chứa ít lactose như sữa chua, đặc biệt là sữa chua men sống vì vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ chuyển hóa đường lactose thay cho cơ thể, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa lactose.
Khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm giàu canxi mà không có lactose, chẳng hạn như bông cải xanh, rau xanh collard, cải xoăn, củ cải xanh, cá hồi, hạnh nhân, đậu nành, trái cây khô, nước cam ép, và đậu phụ.
Mẹ bổ sung Probiotics giúp bé khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung Men vi sinh Probiotics phân lập từ sữa mẹ( VD: men BioGaia…)