Tòa tuyên án vụ chạy thận: Hoàng Công Lương bị tuyên 42 tháng tù giam
Chiều ngày 30/1, HĐXX đã tuyên án vụ chạy thận nhân tạo đối với 7 bị cáo liên quan. Trong đó, Hoàng Công Lương bị tuyên phạt 42 tháng tù vì tội “Vô ý làm chết người”.
- Bác sĩ Hoàng Công Lương: “Tôi sợ mình không được làm bác sĩ nữa”
- BS Lương có thể lãnh 36 – 42 tháng tù giam vì tội Vô ý làm chết người?
- Bác sĩ Lương đã có mặt trong phiên tòa xét xử tội “Vô ý làm chết người”
Tòa tuyên án vụ chạy thận: Hoàng Công Lương bị tuyên 42 tháng tù giam
Sau khi HĐXX đọc bản án, tất cả những người có mặt tại trụ sở TAND TP.Hòa Bình những ngày cận Tết đều lặng đi, bồn chồn và đau xót. Vậy là Hoàng Công Lương đã phải nhận mức án gần như cao nhất trong 7 bị cáo, dù anh chỉ là một thầy thuốc tận tâm. Phiên tòa khép lại với những câu hỏi còn bỏ ngỏ, nhiều người tỏ ra bất bình trước kết luận của HĐXX.
Bác sĩ Hoàng Công lương bị tuyên phạt 42 tháng tù vì tội “Vô ý làm chết người”
Đã là ngày hai mươi lăm Tết, nhiều gia đình đã chuẩn bị cho cái tết sum vầy, đầm ấm. Trong khi đó, tại trụ sở TAND TP Hòa Bình, nhiều gia đình đang phải nghe HĐXX đã tuyên án đối với 7 bị cáo trong vụ án “thảm họa y khoa”. Vụ việc xảy ra tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017 nhưng đến hiện tại vẫn khiến nhiều người đau xót. Bởi cái chết của các nạn nhân và bởi nhiều người vô can cũng đã phải ngồi trước vành móng ngựa, bước vào vòng lao lý khi trong tay chẳng có gì ngoài chuyên môn là một bác sĩ không hơn không kém.
Cuối cùng, sau bao đấu tranh, sau những lời kêu gọi, sau ý kiến chuyên gì thì bị cáo Hoàng Công Lương bị tuyên phạm tội “Vô ý làm chết người” với án phạt 42 tháng tù giam. Mức phạt gần như cao nhất trong tất cả các bị cáo, tội vạ ở đâu rơi xuống đầu khiến bản thân anh, gia đình anh, đồng nghiệp anh choáng váng. Trong đó có không ít những người đang học tập và chuẩn bị trở thành đồng nghiệp của bác sĩ Lương, có cả những cô cậu sinh viên năm cuối học Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Bác sĩ Hoàng Công lương bị tuyên phạt 42 tháng tù vì tội “Vô ý làm chết người”
Hoàng Công Lương là 1 trong 3 bị cáo có mức phạt nặng nhất vụ án chạy thận
Trong ngày tuyên án, cáo trạng nêu rõ bị cáo Hoàng Công Lương (cựu bác sĩ BVĐK tỉnh Hòa Bình), Bùi Mạnh Quốc (cựu Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Khoản 2, Điều 98 – Bộ Luật hình sự năm 1999; bị cáo Trần Văn Sơn (cựu nhân viên Phòng Vật tư trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình), Trương Quý Dương (cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), Hoàng Đình Khiếu (cựu Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), Trần Văn Thắng (cựu Trưởng phòng Vật tư trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình), Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn) bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 2, Điều 285 – Bộ Luật hình sự năm 1999.
Dưới đây là mức tuyên phạt dành cho các bị cáo của HĐXX TP. Hòa Bình trong vụ án chạy thận khiến 9 người chết:
- Bị cáo Bùi Mạnh Quốc bị tuyên phạm tội “Vô ý làm chết người” theo Khoản 2, Điều 98 – Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 54 tháng tù. Sau sự cố, bị cáo Quốc đã chủ động tác động với gia đình để khắc phục hậu quả, do đó, bị cáo này cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.
- Bị cáo Hoàng Công Lương phạm tội “Vô ý làm chết người” theo Khoản 2, Điều 98 – Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 42 tháng tù. Về các tình tiết giảm nhẹ, bị cáo Lương đã tích cực cấp cứu nạn nhân sau sự cố, bố đẻ bị cáo là người có công với cách mạng nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
- Trần Văn Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 2, Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 42 tháng tù. Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo Sơn thành khẩn khai báo, tác động gia đình để khắc phục hậu quả, bố đẻ có nhiều thành tích, do đó cần áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
- Hoàng Đình Khiếu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 2, Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 36 tháng tù. Bị cáo thành khẩn khai báo, là người dân tộc thiểu số, có nhiều thành tích, có ông nội và bố đẻ được tặng huân chương nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.
- Trần Văn Thắng phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 2, Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 36 tháng tù. Bị cáo thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích, gia đình có công với cách mạng nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
- Trương Quý Dương phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 2, Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 30 tháng tù. Bị cáo thành khẩn khai báo, chỉ đạo cứu chữa bệnh nhân, có nhiều thành tích, gia đình có công với cách mạng nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật.
- Đỗ Anh Tuấn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 2, Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999 với án phạt 30 tháng tù. Tại tòa, bị cáo đã thành khẩn khai báo, chỉ đạo công ty khắc phục sự cố, gia đình nạn nhân có đề nghị giảm nhẹ hình phạt nên bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
- Đối với bác sĩ Huyền và Linh, HĐXX không đề cập trách nhiệm hình sự do không đủ chuyên môn để ra y lệnh chạy thận, các điều dưỡng khác chỉ làm theo chỉ đạo của người khác nên HĐXX cũng không đề cập đến trách nhiệm hình sự.
Hoàng Công Lương là 1 trong 3 bị cáo có mức phạt nặng nhất vụ án chạy thận
Bản án thì HĐXX đã tuyên nhưng những dư lâm còn lại vẫn còn nhiều thứ khiến người ta phải băn khoăn trăn trở, nhất là với mức 42 tháng tù đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.
Nguồn caodangduochoc.edu.vn