Tiểu đường một bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Với một chế độ dinh dưỡng cân bằng được coi là giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.
- Ngành Điều dưỡng đã, đang và sẽ có nhiều bước phát triển mạnh trong tương lai
- Cơ hội vàng sau khi tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
- Những tố chất cần có của Điều dưỡng viên chuyên nghiệp
Thực đơn lành mạnh cho người tiểu đường
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường), biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường có xu hướng tăng cao ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: bệnh tiểu đường tuyp 1 do tụy không tiết insulin, và bệnh tiểu đường tuyp 2 do tiết giảm insulin. (Insulin là một hormon do các tế bào đảo tụy của tuyết tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa cacbohydrat). Insulin là hormon duy nhất làm giảm được nồng độ đường trong máu.
Bệnh tiểu đường tuyp 1 chiếm khoảng 5-10%, thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Các triệu chứng xảy ra đột ngột và tiến triển rất nhanh. Những người bị bệnh tiểu đường tuyp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào đảo tụy trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 phải phụ thuộc insulin. Bệnh tiểu đường tuyp 2 chiếm khoảng 90-95%, thường gặp ở người có tuổi trên 40 tuổi, cả tuổi 30 và lứa thiếu niên.
Bệnh nhân thường có ít triệu chứng, và chỉ được phát hiện khi bệnh nhân có biến chứng hoặc xét nghiệm đường huyết khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng kéo dài, phụ nữ bị ngứa vùng kín…bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý là có thể kiểm soát được lượng đường huyết ổn định.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường:
Tiểu nhiều: lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít trong 24h, có khi lên đến 5-10 lít.
Ăn nhiều: bệnh nhân ăn rất nhiều, và luôn cảm thấy đói.
Uống nhiều: bệnh nhân luôn có cảm giác khát, uống 5-10 lít nước/24h.
Gầy nhiều: dù ăn uống nhiều nhưng bệnh nhân sút cân nhanh, gầy còm, xanh xao.
Với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 thì cũng có các triệu chứng trên nhưng ít hơn.
Tiểu nhiều là dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường:
Nhiễm trùng: là biến chứng sớm nguy hiểm, đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Nhiễm trùng làm cho khả năng kiểm soát đường huyết ảnh hưởng, cản trở sự hồi phục của cơ thể.
Nhiễm aceton: Nồng độ aceton cao trong máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2.
Hạ đường huyết: xảy ra ở tất cả các bệnh nhên tiểu đường, do dùng thuốc hạ đường huyết nhiều, chế độ ăn kiêng, tập thể dục quá sức hay do uống rượu cũng gây hạ đường huyết.
Bệnh võng mạc: bệnh tiểu đường gây giảm thị lưc và tăng nguy cơ mù lòa.
Bệnh thận: tổn thương mạch máu nhỏ làm cho thận hoạt động không hiệu quả dẫn đến suy thận.
Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người bệnh tiểu đường và gấp 3 lần so với người không bị tiểu đường.
Theo bạn Nguyễn Thị Thu đang là sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì một trong những giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng chính là chế độ dinh dưỡng cân bằng để vừa giúp ổn định lượng đường trong máu vừa đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể hoạt động.
Người bệnh tiểu đường cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đường
Người bệnh tiểu đường cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đường, dễ làm tăng đường huyết như bánh kẹo ngọt, mứt, nước uống có gas, thức ăn nhanh: xúc xích, hamberger, thịt hộp. Tránh ăn những loại quả ngọt như: nhãn, vải, nho sấy, mít sấy… Ăn hạn chế muối và chất béo như các đồ chiên xào, dầu mỡ… Giảm lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể trong các bữa ăn bằng cách thay vì ăn gạo trắng, bún, mì thì ăn gạo lức, bánh mì thổ nhĩ kỳ hay ăn miến dong giúp bệnh nhân no lâu hơn. Cách chế biến nên ăn sống, luộc, nấu canh thay vì chiên xào, hấp, quay.
Người bệnh tiểu đường nên ăn tăng rau xanh, chất xơ trong mỗi bữa ăn có thể ăn salad. Nên ăn các loại trái cây như: dưa hấu, cam, quýt, táo, lê, bưởi… Không nên ăn quá no hay quá đói vì có thể làm đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột. Ăn chậm nhai kỹ để có cảm giác no lâu. Uống 1-2 cốc nước trong khoảng 15 phút trước bữa ăn. Nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày với khoảng 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, chế độ ăn khoa học thì duy trì tập thể dục mỗi ngày cũng là yếu tốt quan trọng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chỉ cần với khoảng 30 phút mỗi ngày chạy bộ, đạp xe, bơi lội, bẹn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Điều trị bệnh tiểu đường theo chuyên gia Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội không chỉ đơn thuần là làm giảm đường huyết mà còn phải kiểm soát tốt các biến chứng, bệnh cơ hội. Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình, khỏe mạnh cùng với bệnh tiểu đường, thoát khỏi nỗi lo biến chứng nếu biết kết hợp đồng bộ thuốc điều trị, chế độ ăn khoa học và tập thể dục.