Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc?
Cần chuẩn bị khi bạn bắt đầu có ý định kinh doanh nhà thuốc? Kinh nghiệm bản thân? Kế hoạch tài chính? Hay áp lực cạnh tranh?
- Từ năm 2020: Để được cấp chứng chỉ hành nghề, bác sĩ phải thi sát hạch
- 9 nguyên tắc “BẤT DI BẤT DỊCH” của nghề Y mà ai cũng phải thuộc lòng
- Chàng thủ khoa đạt 29,55 điểm duy nhất của Phú Thọ xét tuyển ĐH Y Hà Nội
Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc?
Tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
Khi theo học Đại học hay Cao đẳng Dược, một trong những công việc sinh viên không thể bỏ qua đó là thực tập tại các Nhà thuốc, Quầy thuốc…Thực tập tại các nhà thuốc tư nhân không quen biết hoặc của bạn bè, người thân. Bạn có thể chọn nhà thuốc đã hoạt động từ 6 tháng trở lên và thời gian thực tập tốt nhất là từ 03 tháng trở lên. Để bạn có đủ thời gian cảm nhận những công việc hàng ngày và cách thức quản lý. Thực tập tại nhà thuốc là trải nghiệm thực tế nhất về cách thức tổ chức, hoạt động của nhà thuốc như: ca làm việc, thời gian làm việc, hướng dẫn nhân viên nhập hàng, bán hàng và kiểm soát số liệu.
Trải nghiệm này giống như là bạn đang được trực tiếp quản lý nhà thuốc hơn là bạn chỉ biết mường tượng nó ở trong đầu.
Thiết lập, quản lý tài chính một cách khoa học
Khi bắt đầu kinh doanh bất cứ một thứ gì thì bạn cũng nên lập ra một kế hoạch cho mình. Việc mở nhà thuốc cũng vậy, bạn có làm to hay mở nhỏ thì cũng cần phải có định hướng về chi phí để hoạt động trong một thời gian nhất định. Nếu không có kế hoạch thì bạn có thể sẽ sớm bị thua lỗ, vì không thể cân đối tài chính.
Sơ lược kế hoạch tài chính cho một nhà thuốc như sau:
- – Chi phí đầu tư ban đầu: Cơ sở vật chất và trang thiết bị, tiền thẩm định GPP, tiền thuốc bán
- – Chi phí hoạt động: Thuê cửa hàng, chứng chỉ hành nghề, thuê nhân viên bán hàng, điện, nước, internet…
- – Doanh thu/lợi nhuận bán hàng thống kê theo ngày hoặc tháng hoặc tham khảo các nhà thuốc đã hoạt động để việc ước tính không quá xa thực tế.
Trong quá trình hoạt động, bạn cần theo dõi chặt chẽ dòng tiền của nhà thuốc nhằm cân đối thu chi và chánh rơi vào hoàn cảnh chi vượt quá so với dự tính trong bản kế hoạch của bạn.
Thiết lập, quản lý tài chính một cách khoa học
Lựa chọn địa điểm mở nhà thuốc
Địa điểm và mặt bằng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Trước khi mở ở đâu thì bạn cũng cần phải tham khảo số lượng nhà thuốc đang mở và sức mua ở khu vực đó.
Các nhà thuốc mới mở thường chọn địa điểm tại các ngã giao đường hoặc gần chợ trong khu dân cư, cổng các bệnh viện, trên các tuyến đường lớn thuận tiện cho bán hàng.
Áp lực cạnh tranh
Bài toán cạnh tranh luôn là bài toán thường trực mà bạn phải tìm lời giải trong mọi thời điểm hoạt động của nhà thuốc. Nhưng làm thế nào để vượt qua áp lực cạnh tranh bạn cần phải nắm rõ hai vấn đề cốt lõi sau:
- – Hiểu đối thủ: bạn phải rõ nhà thuốc nào là đối thủ trực tiếp của bạn, họ đang kinh doanh như thế nào, giá cả hàng hóa hiện tại ra sao. Chiến lược đối đầu bạn định chọn là giá hay chất lượng.
- – Hiểu khách hàng: khách hàng của bạn là ai, thói quen tiêu dùng của họ như thế nào, bạn cần xây dựng phong cách phục vụ như thế nào để thỏa mãn họ.
Kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ngờ. Vì thế bạn cần chủ động ứng phó để tránh trở tay không kịp.
Giữ mình ở mặt đất và luôn thực tế
Giữ mình ở mặt đất và luôn thực tế
Trong vài tuần đầu, bạn quản lý nhà thuốc với một sự hứng khởi, nhiệt tình, không thấy mệt mỏi và kỳ vọng lớn lao vào doanh thu, lợi nhuận, sự tăng trưởng của nhà thuốc.
Nhưng ngay sau đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết như tìm nguồn hàng có giá cạnh tranh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng doanh thu để thoát lỗ, quản lý nhân viên, làm thế nào cạnh tranh, tốn quá nhiều thời gian của cá nhân cho nhà thuốc vv…
Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Không nên kỳ vọng quá nhiều và luôn suy nghĩ mọi việc thực tế: ngày hôm nay bán thực tế bao nhiêu khách, doanh thu bao nhiêu và nguyên nhân là gì. Bản thân bạn luôn cần nỗ lực làm việc ở nhà thuốc với niềm vui chứ không phải là gánh nặng”.
Tiêu chí tuyển chọn nhân viên
Nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới số lượng khách hàng, doanh thu hàng ngày của nhà thuốc chính là nhân viên của bạn. Nhân viên bán hàng giỏi còn có thể giúp nhà thuốc khắc phục được nhược điểm về địa điểm thuê so với các nhà thuốc khác trong cùng khu vực, đồng thời trợ giúp và chia sẻ công việc với bạn.
Tiêu chí sau sẽ giúp bạn tuyển chọn được một nhân viên tốt:
- – Đã được đào tạo cơ bản (có bằng trung cấp, cao đẳng dược trở lên)
- – Có kinh nghiệm đứng quầy
- – Có thái độ tốt và chuyên nghiệp với khách hàng
- – Có thể tin tưởng.
Nguồn: caodangduochoc.edu.vn