Trực đêm mới biết đêm dài, làm rồi mới thấy nghề Y khổ hoài!
Một ngày mới với Bác sĩ, Điều Dưỡng trực ca đêm không phải là bữa sáng bên người thân mà là chợp mắt vội giờ giao ca sau đêm trực dài.
- Không phải bất kỳ ai học và làm nghề Y cũng vì yêu nghề
- Căn phòng bí ẩn khiến bất kỳ ai đi qua cũng dựng tóc gáy!
- Điều Dưỡng viên: Nghề hót nhưng nhiều người không muốn làm
Trực đêm mới biết đêm dài, làm rồi mới thấy nghề Y khổ hoài!
Khi người người đang chăn ấm đệm êm bên người thân thì những người trực đêm vẫn đang chạy đua với thời gian để đưa người bệnh về với dương gian. Thế mới nói thức đêm mới biết đêm dài, làm rồi mới thấy nghề Y khổ hoài. Câu nói đó đúng với những người đang dành tuổi thanh xuân cho người bệnh của mình.
Người làm nghề Y đều phải trải qua cơm bụi, ngủ sàn nhà…và trực đêm
Có thể bạn chưa biết được cái nghề chữa bệnh cứu người thiệt thòi và khố sở ra sao. Họ không thể đĩnh đạc, sung sướng và an nhàn như trong những bộ phim mà bạn vẫn thường xem. Họ chịu đủ từ cơm bụi cho đến ngủ sàn nhà vào những đêm đông lạnh buốt. Họ phải thức trắng đêm trực hay cấp cứu cho những ca bệnh nặng khi người ta đang chăn ấm đệm êm bên người thân. Họ phải ăn những bữa cơm vội vàng khô khốc, nguội tanh sau giờ giao ca….Tất cả những vất vả ấy chỉ có người ở trong nghề, những người đã đi làm và trải qua mới có thể hiểu được. Câu chuyện của một Điều Dưỡng viên chia sẻ về thực tế công việc mà chị đang làm nhọc nhằn ra sao. Đôi mắt của người đàn bà 30 tuổi đã hằn in những vết chân chim đầy khắc khổ: “Từ lúc học ở lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi đã tưởng tượng ra cái vất vả của nghề này. Không chỉ học vất vả mà trực đêm và trực lễ tết cũng đã hiểu. Tuy nhiên, mặc dù đã xác định tinh thần nhưng khi đi làm tiếp xúc với bệnh nhân, môi trường bệnh viện mới thấy chẳng có cái nghề nào sướng cả. Nghề Điều Dưỡng khổ hơn bất kỳ nghề nào khác”. Vì thế, những ai đang có ý định theo Y nghiệp thì cần chuẩn bị tinh thần từ bây giờ.
Cũng như chị, nhiều Y tá, Điều Dưỡng và bác sĩ ở các bệnh viện trên cả nước vẫn cứ thế, cứ đeo bám lấy cái nghề mà người ta về nhà thì mình bắt đầu chuẩn bị cho ca trực đêm. Ca trực đêm ấy thường bắt đầu từ 16h30 đến 7h30 ngày hôm sau với mức phụ cấp ít ỏi (120.000 đ/ca trực). Số tiền trợ cấp ấy liệu có đủ bù đắp cho những bữa cơm vắng bóng người phụ nữ, những đêm con ốm mà mẹ phải đi trực, những thiếu thốn mà bản thân người làm nghề và gia đình họ đang phải chịu đựng. Đau và buồn thay cho cái nghề y cao quý. Chính vì thế mà sau một thời gian nhiều nhân viên mới ứng tuyển làm ở bệnh viện nhưng chỉ sau vài đêm trực ở khoa Ngoại tổng hợp đã có nhiều người bỏ lỡ giấc mơ của mình, để lại những bệnh nhân với áp lực và những khó khăn cho người đồng nghiệp. Đêm trực với những tình huống thập tử nhất sinh chưa bao giờ là bài toán dễ dàng với những người mới ra trường như Ngọc, sinh viên năm cuối của lớp Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Cô bạn băn khoăn: “Em chuẩn bị ra trường mới nhận ra nghề này rất áp lực và cần quyết tâm lớn mới có thể theo đuổi đến cùng. Khi người ngủ thì mình thức, trực đêm đến sáng, thậm chí không được nghỉ một phút. Giấc ngủ ấy có thể đến bất chợt trong chốc lát rồi nhanh chóng bị cướp mất bởi tiếng xe cấp cứu, tiếng kêu la, đau đớn của bệnh nhân và người thân hoặc thậm chí là những tiếng chửi rủa của những bệnh nhân say xỉn hay quá khích. Em biết nghề này là phải chấp nhận hi sinh như thế. Vì thế, em đã chuẩn bị sẵn tâm lý và quyết tâm đi theo cái nghề mà em đã chọn. Dù gian nan thì em cũng sẽ cố gắng”.
Người làm nghề Y đều phải trải quả cơm bụi, ngủ sàn nhà…và trực đêm
Nỗi khiếp sợ mang tên trực đêm ở bệnh viện là như thế nào?
Lúc người ta về nhà chuẩn bị cho bữa cơm chiều với gia đình nhỏ của mình thì những người trực đêm phải tất bận lo toan cho ca trực đêm. Và vì thời gian không cho phép đển họ chuẩn bị đầy đủ nên bữa cơm chiều nào cũng vội. Ngày nào ăn cũng như “ăn năm 45” với tốc độ càng nhanh càng tốt, thậm chí ăn còn không có thời gian để nhai và nuốt. Họ chỉ có thể qua loa bằng các suất cơm bụi, đồ hộp hoặc có khi là đồ ăn nhanh vừa không thơm ngon, nóng hổi vừa ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Một Điều Dưỡng viên, cựu sinh viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn bày tỏ: “Trời đánh tránh bữa ăn như có nhiều khi vừa cầm đũa thì bệnh nhân cần lại phải bỏ dở chạy đi kiểm tra và cấp cứu. Đến lúc quay lại thì thức ăn đã nguội lạnh không thể ăn nổi nữa nên cũng đành nhịn luôn. Không những ăn mà chỗ ngủ những đêm trực cũng kham khổ chẳng kém. Họ thường tự tạo giường hay chỗ nằm cho mình bằng cách xếp tạm bợ, bàn làm việc thậm chí là cả sàn nhà… tiện chỗ nào thì họ ngủ chỗ đó nên hình ảnh những nhân viên y tế ngủ gục, ăn vội hay tranh thủ chợp mắt trên sàn nhà là những chuyện thường ngày ở bệnh viện vào những đêm trực căng thẳng và vất vả”.
Vì thế, những bạn sinh viên Y mới nghe câu khẩu hiệu của nghề chữa bệnh cứu người không phải là “Lương Y như Từ mẫu” mà là “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Câu nói mà tưởng như chỉ đúng với thời chiến mà thời bình với nghề thầy thuốc vẫn đúng đến thế. Chưa hẳn vất vả thì thời gian eo hẹp và điều kiện ăn uống như thế mà những người trực đêm còn phải chịu áp lực rất lớn. Đó là từ bệnh nhân của mình.Đặc biệt là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong Khoa cấp cứu của các bệnh viện trên cả nước trong giờ trực đêm. Họ thường là bệnh nhân nặng và nguy kịch nên cần nhanh chóng và khẩn trương: Một bác sĩ tâm sự: “Ở khoa cấp cứu đầu tuyến như chúng tôi, áp lực không chỉ là phải thức đêm, phải cân não để sàng lọc bệnh nhân mà còn phải chuẩn bị các phương án xử lý với người nhà của họ khi có trường hợp khẩn cấp. Nhiều người không hiểu cho rằng bác sĩ không cứu chữa cho người nhà nên có những lời nói và hành động không đúng mực. Nghề Y vốn đã cực lại càng thêm nặng nề cũng vì thế”.
Nỗi khiếp sợ mang tên trực đêm ở bệnh viện là như thế nào?
Câu chuyện được đăng tải trên trang Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và được nhiều người quan tâm.
Trang Minh