Sự khác biệt giữa Điều Dưỡng yêu nghề và Điều Dưỡng yêu tiền?
Ai cũng biết sự thay đổi rất nhỏ ở suy nghĩ cũng khiến một người thất bại hay thành công. Vậy sự khác biệt giữa Điều Dưỡng yêu nghề và Điều Dưỡng yêu tiền là gì?
- Báo động: Nạn bạo hành nghề Y cao hơn nghề khác tới 16 lần?
- Chương trình đào tạo Bác sĩ tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
- Nghề Trình Dược Viên có phải việc nhàn thu nhập khủng?
Sự khác biệt giữa Điều Dưỡng yêu nghề và Điều Dưỡng yêu tiền?
Điều Dưỡng là nghề cao quý trong các nghề cao quý, vất vả nhất trong những nghề vất vả nhưng có phải ai khi chọn nghề này cũng yêu và gắn bó đến hết đời. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt điển hình giữa Điều Dưỡng yêu nghề và Điều Dưỡng yêu tiền để biết mình đang ở đâu nhé!
Điều Dưỡng muốn chăm sóc người bệnh ra sao?
Theo các chuyên gia về vấn đề này thì chỉ cần nhìn thái độ đối xử của một người trong cùng hoàn cảnh có thể thể hiện được ngay tính cách và mục tiêu chính của họ trong công việc và cuộc sống. Cụ thể, với Điều Dưỡng yêu nghề thì việc chăm sóc bệnh nhân, giúp đỡ người bệnh không chỉ là công việc, trách nhiệm mà hơn thế còn là niềm vui khi được chia sẻ với những con người hoạn nạn. Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã có những bài giảng thấm thía như thế với sinh viên của mình. Tương lai trở thành người Điều Dưỡng viên yêu nghề thì trước hết hãy yêu thương và thông cảm với nỗi khổ mà bệnh nhân của mình đang phải chịu đựng.
Còn nếu bạn đang là một Điều Dưỡng viên đi làm chỉ vì thu nhập, vì những khoản tiền công xứng đáng thì cách chăm sóc của bạn dành cho người bệnh sẽ luôn ngượng nghịu, khó chịu và thực sự có khoảng cách. Yêu nghề thì giúp bệnh nhân sẽ thấy vui còn ngược lại người chăm chăm vào túi tiền thì cảm thấy bực dọc, khó chịu, mặt mũi lúc nào cũng cau có, quát mắng bệnh nhân và người nhà gần như là cơm bữa. Nếu bạn đã chọn và muốn gắn với nghề đến cuối cùng thì nên xác định tâm lý ngay từ bây giờ để tránh những hành động tiêu cực khi làm việc trong môi trường áp lực như các bệnh viện đông bệnh nhân.
Điều Dưỡng viên yêu nghề luôn thấy vui khi được làm việc họ thích
Có một điều đơn giản là khi đã yêu nghề thì dù công việc có áp lực, khó khăn và thu nhập chẳng được bao nhiêu như nghề Điều Dưỡng thì họ cũng cảm thấy hạnh phúc. Giống như câu chuyện của một Học viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng thế. Nếu là người Điều Dưỡng yêu nghề thì luôn cảm thấy công việc là niềm vui và làm điều mình thích là sự lựa chọn đúng đắn. Họ sẽ không bao giờ cảm thấy hối hận vì quyết định đó. Còn ngược lại người yêu tiền thì sẽ thấy dằn vặt, hối hận và khó chịu.
Điều Dưỡng viên yêu nghề luôn thấy vui khi được làm việc họ thích
Môi trường làm việc của các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta đang rất thiếu và yếu, vì thế nếu cảm thấy sự khó chịu của bệnh nhân là thường tình, sự thiếu thốn cơ sở vật chất là chuyện nhỏ và mức thu nhập bèo bọt có thể cảm thông thì những người Điều Dưỡng yêu nghề sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái. Họ sẽ luôn học hỏi, lạc quan và không bao giờ lãng phí thời gian của mình.
Người Điều Dưỡng yêu tiền luôn đổ lỗi cho người khác khi có sự vụ
Ngành Y tế tiềm ẩn quá nhiều rủi ro vì thế khi có lỗi thái độ của mỗi người cũng rất khác nhau. Với người tiêu cực thì luôn đổ lỗi cho người khác, trốn tránh trách nhiệm hoặc tỏ ra cáu bẳn. Ngược lại với những Điều Dưỡng yêu công việc họ sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm và sửa lỗi. Như câu chuyện của một Dược sĩ đã từng học tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thì với một Điều Dưỡng không sợ hãi hay từ chối nhiệm vụ và luôn đặt lợi ích của người bệnh lên trên lợi ích của mình mới là yêu nghề. Anh có một cô vợ làm Điều Dưỡng nên hiểu hơn ai hết cái khổ của nghề này.
Bào chữa cho sự thất bại để bao biện cho bản thân chính là điểm dễ nhận thấy nhất ở một Điều Dưỡng hám tiền. Điều này rất nguy hiểm trong bối cảnh tai biến y khoa hiện nay. Đây là câu chuyện lược dịch từ Trung Quốc để các bạn tham khảo.
Trang Minh – caodangduochoc.edu.vn