Học sinh “sốc” trước phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ GD&ĐT

Học sinh “sốc” trước phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ GD&ĐT

Bên cạnh đề xuất giữ nguyên phương án thi THPT Quốc gia, Bộ GD&ĐT đưa ra thêm phương án thứ 2 là ba môn thi chấm điểm một bài khiến nhiều thí sinh hoang mang.

Học sinh “sốc” trước phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ GD&ĐT

Học sinh “sốc” trước phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ GD&ĐT

Hai phương án thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học 2018

Những ngày vừa qua, Bộ GD&ĐT đã gửi văn bản tới các trường Đại học, Cao đẳng nhóm ngành Sư phạm để lấy ý kiến về phương án thi THPT Quốc gia 2018. Theo đó có hai phương án được đề xuất bao gồm:

  • Phương án 1: Giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (như năm 2017).
  • Phương án 2: Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất.

Sau khi đề xuất của Bộ được công bố chính thức, không ít học sinh và giáo viên hoang mang về phương án thứ 2.

Học sinh “sốc” trước phương án thứ 2 của Bộ GD&ĐT

TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, Bộ GD&ĐT nên giữ kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ổn định để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị. Trong điều kiện năm học mới đã bắt đầu như hiện nay, những sự thay đổi lớn sẽ khiến học sinh lớp 12 bị xáo trộn. Trước đó năm 2017, phương án thi thay đổi hoàn toàn nhưng Bộ GD&ĐT công bố muộn (sau khi đã vào năm học) đã gây bức xúc và khó khăn trong việc điều chỉnh quá trình ôn luyện cho không ít học sinh và giáo viên.

Theo Giáo sư Nghĩa, nếu thực hiện phương án thứ 2, Bộ GD&ĐT cần có sự nghiên cứu thật kỹ và thận trọng. Bởi tổ hợp xét tuyển môn thi của các trường không có lộ trình từ trước, nhà trường và học sinh liệu có thích ứng kịp? Ngoài ra, việc thay đổi phương án thi ngay trước thềm năm học cũng “tố” Bộ Giáo dục đang làm sai chính quy chế tuyển sinh của mình. “Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đưa ra trong năm 2015 quy định các trường muốn thay đổi các khối thi truyền thống hoặc tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển thì phải báo cáo Bộ GD&ĐT và thông báo công khai ít nhất 3 năm trước khi áp dụng. Khi Bộ chuyển sang bài thi tích hợp sẽ khiến các trường bắt buộc điều chỉnh tổ hợp xét tuyển theo mà không công bố trước, liệu Bộ GD&ĐT có vi phạm chính quy định đã đặt ra của mình?” –  Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Nghĩa nêu câu hỏi.

Hiện tại năm học mới đã bắt đầu, thay đổi phương án tuyển sinh sẽ khiến học sinh hoang mang

Hiện tại năm học mới đã bắt đầu, thay đổi phương án tuyển sinh sẽ khiến học sinh hoang mang

Học sinh lo lắng sẽ không kịp ôn luyện

Ông Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, Bộ GD&ĐT nên sử dụng phương án thi này cho năm học sau khi học sinh, giáo viên đã được biết trước phương án thi để có định hướng học tập tốt. Mọi phương án thi cần có “độ lùi” cần thiết để học sinh chuẩn bị. Nếu thay đổi luôn trong năm nay, đề xuất thứ hai này có thể khiến học sinh “sốc”.

Em Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Em định hướng học khối D và B để xét tuyển Đại học Ngoại thương và Cao đẳng Dược Hà Nội, nếu chấm điểm gộp bài thi KHTN như phương án 2 có thể điểm của em sẽ bị thấp đi thì môn Vật lý không phải môn học sở trường của em”.

Trước đó tại hội nghị tổng kết của Bộ GD&ĐT ngày 21/8, ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục đã đề xuất các trường nên tự chủ trong tuyển sinh Đại học nhận được sự ủng hộ từ nhiều trường. Một số ý kiến cho rằng việc tách kỳ thi THPT Quốc gia và thi Đại học là cần thiết và đúng đắn.