Thời gian đào tạo Bác sĩ đa khoa có nên rút ngắn từ 6 năm xuống 5 năm?
Thời gian đào tạo Y Đa khoa được đề xuất giảm một năm so với thời gian đào tạo hiện tại, liệu rằng với thời gian này sinh viên Y khoa có thực sự làm được việc?
- Cơ sở giáo dục công lập không được thu khoản nào khác ngoài học phí?
- Bằng tốt nghiệp của 3 trường Đại học nào đắt giá nhất Việt Nam?
- Tranh cãi nảy lửa xung quanh việc nên hay không nên “bỏ ngày khai giảng”
Thời gian đào tạo Y đa khoa có nên rút ngắn từ 6 năm xuống 5 năm?
Trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học Y dược Việt Nam (diễn ra hôm qua và hôm nay – 28.7), ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đã trình bày đề xuất của cục về khung chương trình đào tạo trong ngành Y tế.
Khung chương trình đào tạo ngành Y Dược được đề xuất như thế nào?
Theo đề xuất của Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) thì thời gian đào tạo đại học (cấp bằng cử nhân) của các chuyên ngành như Điều dưỡng, y học cổ truyền, kỹ thuật y học và các ngành cử nhân khác đều là 4 năm, còn các ngành y khoa, răng hàm mặt, Dược thời gian đào tạo Đại học là 5 năm, tối thiểu 150 tín chỉ, tương đương trình độ bậc 7 khung chương trình đào tạo quốc gia.
Cũng theo khuyến cáo của Cục thì để có thể thực hành nghề nghiệp thì người tốt nghiệp Đại học ngành Y Dược nói chung hay Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng,…Phải trải qua thời gian thực hành nghề nghiệp. Riêng các chức danh bác sĩ, dược sĩ nên có thời gian thực hành nghề nghiệp là 3 năm.
Thời gian đào tạo Bác sĩ Đa khoa là 5 năm liệu có hợp lý?
Trong hai ngày tại Hội nghị hầu hết các Đại biểu của các trường đều phản đối khung chương trình này. GS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, cho biết về vấn đề khung chương trình đào tạo Y Đa khoa đã được thống nhất trong các hội nghị lần trước, thời gian đào tạo bác sĩ phải tối thiểu 6 năm.
Vẫn nên giữ thời gian đào tạo Bác sĩ Y đa khoa như hiện tại
Hiện nay trên thế giới có ba mô hình đào tạo Bác sĩ Y khoa phổ biến nhất là mô hình 4 + 4, điển hình là Mỹ, mô hình 5 năm, điển hình là Anh và vài nước nữa, còn lại mô hình 6 năm là mô hình đào tạo Y Khoa phổ biến nhất trên thế giới, một giảng viên đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết thêm.
Còn theo GS Phạm Văn Lình, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Y dược Cần Thơ thì cho rằng, nếu thời gian đào tạo là 5 năm, mà Việt Nam còn hướng đến tổ chức kỳ thi Y khoa quốc gia, thì liệu rằng những thí sinh này có đủ kiến thức để thi hay không?
Bộ Y tế và Hiệu trưởng các trường Y Dược nói gì về vấn đề này?
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định chương trình đào tạo Y khoa của Việt Nam sắp tới sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thực tế Xã hội nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy luật đào tạo y khoa thế giới.
Tiến sĩ Y khoa Nông Thị Tiến – người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Y Đa khoa, nguyên hiệu trường Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cho rằng nước ta là một nước nghèo, cho con đi học 6 năm sau đó học thêm một năm mới được cấp chứng chỉ hành nghề thì mới có thể kiếm tiền nuôi gia đình, giờ sinh viên Y Khoa cần phải học thêm 2-3 năm nữa mới đủ điều kiện để làm việc thì liệu rằng còn có ai muốn học để trở thành Bác sĩ Đa khoa?
Thời gian đào tạo Bác sĩ Đa khoa 5 năm là bất hợp lý
Đồng quan điểm với ý kiến trên, GS Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Huế, thì cho rằng: “Trong đào tạo y khoa, dù yêu cầu như thế nào, khung chương trình thay đổi ra sao thì trong 6 năm, người học sẽ tự bỏ tự bỏ tiền ra đi học, nhưng bắt đầu từ năm học thứ 7 trở đi, người học phải được trả lương theo quy định của Nhà nước”.
GS Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường đại học Y dược Hải Phòng và một số Hiệu trưởng của các trường Đại học Y dược hàng đầu trên cả nước đều cho rằng thời gian đào tạo Bác sĩ đa khoa phải đào tạo 6 năm, nhất là khi chương trình học của sinh viên đại học hiện nay phải mất thời gian ít nhất 1 năm cho các môn chính trị, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ.