Vì sao Bác sĩ thường sinh ít con hơn ngành khác?
Bác sĩ nữ trên dưới 30 tuổi mới chịu kết hôn khi đủ độ chín về nghề, vững tâm lo cho gia đình, vì quá bận rộn với công việc nên họ thường sinh ít con.
- Nữ tuổi nào kiếm tiền nhiều nhất nếu làm lĩnh vực Y tế năm Đinh Dậu?
- Con gái làm ngành Y phải chấp nhận vừa già vừa xấu!
- Bác sĩ Y học cổ truyền nhìn màu da đoán số Sang Hèn?
Vì sao Bác sĩ thường sinh ít con hơn ngành khác?
Để trở thành một nữ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức và đủ trình độ phục vụ nhân dân thì người phụ nữ ấy phải đánh đổi phần nhiều tuổi đời của mình. Khi tuổi đã ngấp nghé họ mới chịu yên bề gia thất và sinh con. Vì thế bác sĩ nữ thường có cực ít thời gian để mang thai và sinh con. Họ thường chọn sinh ít con để chăm lo cho sự nghiệp nhiều hơn.
Phụ nữ càng sinh con sớm càng tốt
Chúng ta thường quan niệm phụ nữ sinh con càng sớm thì càng trẻ dai và có sức khỏe tốt hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều bác sĩ sản khoa khuyên chị em không nên sinh con ở độ tuổi quá muộn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa để giảm nguy cơ dị dạng ở thai nhi.
Vậy nhưng, không phải ai và làm công việc gì cũng có đủ điều kiện và thời gian để chuẩn bị thật tốt cho thiên chức làm mẹ của mình. Cán bộ ngành Y là một trong số đó. Chưa kể, phụ nữ làm ngành này cần đầu tư nhiều thời gian để học tập, phấn đấu cho sự nghiệp và thực hành, rèn luyện nhiều hơn để nâng cao chuyên môn. Bởi muốn có mức thu nhập tốt trong ngành Y là một điều không hề đơn giản. Nghề chữa bệnh cứu người có thể giúp một bác sĩ nữ giỏi trở nên giàu có và danh tiếng nhưng cũng có thể làm sự nghiệp của một y bác sĩ kém chuyên môn lụi bại trong nay mai. Vậy nên, các chị em làm bác sĩ thường phải chấp nhận hạnh phúc riêng cho con đường thầy thuốc đầy gian nan. Và họ cũng thường kết hôn và sinh con muộn cũng vì thế. Quyết định này có thể gây ảnh hưởng khá lớn đến nhiều người nhất là với các cán bộ y tế nữ.
Phụ nữ sinh con càng sớm càng tốt
Đó chính độ tuổi của phụ nữ mang thai không cũng chỉ có hạn mà họ thì lại dành phần nhiều thời gian trong phòng mổ, phòng bệnh ở bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Người hiếm muộn cũng cần có giới hạn độ tuổi thì mới thành công. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ học và phấn đấu cho sự nghiệp thì kết hôn muộn đồng nghĩa với việc họ thường chọn sinh ít con, thường là 1 con để đảm bảo cho sức khỏe đảm bảo và con đường sự nghiệp không bị tác động nhiều từ thời gian nghỉ sinh. Chị Gi (Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội) còn cho biết thêm rằng: Khi đã phấn đấu cho sự nghiệp của mình thì việc sinh ít con của các y bác sĩ cũng nên làm. Việc này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, tránh dị tật và các biến chứng trong sinh đẻ. Điều này cũng rất nên ủng hộ.
Bác sĩ nữ chỉ nên mang thai 1 lần trong đời?
Theo đó vì đặc thù học tập trong các trường đào tạo mất gần 10 năm, học chuyên môn sâu rồi phấn đấu có vị trí tốt để có mức thu nhập ổn định khiến bác sĩ nữ thường lận đận trong tình duyên. Xu hướng chung là kết hôn khá muộn so với chị em làm nghề Bác sĩ các ngành khác. Vậy nên việc mang thai ở người làm nghề này hầu hết là càng ít càng tốt. Rất khó để họ có thể thực hiện dự định sinh thêm con nếu muốn có vị trí cao trong đơn vị công tác như trưởng khoa, phó khoa hay tham giảng dạy ở Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội chẳng hạn.
Bác sĩ nữ chỉ nên mang thai 1 lần trong đời?
Trước đề xuất này, chị Tr. (Giảng viên đang dạy lớp văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng) và là một bác sĩ giỏi cho biết thêm: “Tôi kết hôn năm 30 tuổi, 2 năm sau mới có con và tôi quyết định chỉ sinh đúng 1 lần thôi. Con đường sự nghiệp đang thênh thang nếu tôi sinh thêm con thì chắc cơ hội trở thành trưởng khoa đã không thuộc về tôi như bây giờ. Tôi nghĩ thời gian bận rộn nên chỉ nên có 1 con để đầu tư thời gian chăm sóc và dạy dỗ là hợp lý. Thời gian quá bận trong công tác khám chữa bệnh lẫn giảng dạy nên thôi chọn sinh ít con để lo cho con tốt hơn. Bạn K. (Dược sĩ) thì lên tiếng ủng hộ việc các cán bộ y tế nên sinh ít con hơn các ngành khác. Nhất là với chị em là bác sĩ nữ mà độ tuổi quá cao sinh con thì sẽ dễ gây biến chứng khi sinh và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thế nên thật trùng hợp khi chúng ta nhận thấy các cán bộ y tế nữ thường sinh ít con hơn các ngành khác dù điều kiện kinh tế khá dư dả. Đơn giản vì họ quá bận rộn để có thể mang thai và sinh con như những người phụ nữ khác mà thôi.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn