Ngoài công dụng là một loại gia vị, Saffron được biết đến với nhiều công dụng “thần thánh” như là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa khả năng gây bệnh ung thư, chữa mất ngủ…
- Hé lộ đặc điểm riêng chỉ riêng người ngành Y thuộc nhóm máu O mới có
- Lấy 39 viên đạn tự chế trong đầu bệnh nhân 30 tuổi
- Người đàn ông khoẻ mạnh, tử vong sau 2 ngày vào viện vì sốt xuất huyết
Saffron, nhụy hoa nghệ tây đắt hơn rất nhiều thứ kim loại quý và được cho là “vàng đỏ”
Hiện nay rât nhiều người xôn xao về một loại nhụy hoa vừa được dùng như một loại thảo dược lại vừa có công dụng như 1 loại gia vị đặc biệt. Vậy thực hư về loại thảo dược này như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu chi tiết về loại thảo dược này qua bài viết sau đây!
Saffron là gì?
Saffron được sản xuất từ nhụy hoa nghệ tây – một loài cây lâu năm cho hoa vào mùa thu. Loài cây này phat triển mạnh với loại khí hậu đặc biệt của vùng đất Địa Trung Hải với những con gió mùa hè nóng và khô.
Dựa vào đặc điểm địa lý và khí hậu, những quốc gia như Iran, Hy Lạp, Maroc và Kashmir được cho là thủ phủ của việc trồng và sản xuất Saffron. Ở đất nước Iran thủ phủ của Saffron, nhụy hoa nghệ tây đắt hơn rất nhiều thứ kim loại quý và được cho là “vàng đỏ”.
Tại sao Saffron được ví là “vàng đỏ”
Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy dài và nhỏ hơn que tăm. Để sản xuất được 1 kg nhụy cần đến 170. 000 đến 200. 000 bông hoa và phải hái bằng tay từng sợi mất khoảng 40 giờ trong điều kiện bình thường – tức là tương đương với thời gian đi làm một tuần của công nhân viên chức chỉ để tạo ra 1 kg thành phẩm
Những lợi ích tuyệt vời của Saffron
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, gia vị nghệ tây có nhiều công dụng với sức khỏe.
Nghiên cứu đăng tải trên Eurekalert chỉ ra rằng gia vị nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt các hợp chất hóa học gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống oxy hóa trong cơ thể có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của nhụy hoa nghệ tây với công dụng chống lại trầm cảm, bệnh mất trí nhớ, giúp cải thiện giấc ngủ hay đóng vai trò như một chất chống oxy hóa nữa.
Thành phần hóa học của Saffron
Saffron có chứa hơn 150 hợp chất thơm dễ bay hơi. Có cũng có nhiều thành phần hoạt động không bay hơi, đa số là các carotenoid, bao gồm zeaxanthin, lycopene, và nhiều loại α- và β-carotene.
Màu vàng cam của Saffron chủ yếu là do α-crocin. Saffron có vị đắng do có hợp chất Glucoside picrocrocin.
Cách phân biệt Saffron thật – giả
Để phân biệt thật giả cho Saffron dạng sợi, cách dễ nhất là ngâm nước lạnh. Nếu là hàng giả, Saffron sẽ tan rất nhanh vào nước nhưng lại không có mùi thơm đặc trưng, mùi cỏ cây, mật ong và ngay sau khi ngâm sẽ thấy mềm và tan ra.
Ngược lại, Saffron thật cần đến 10 phút để ra màu đỏ cam nước rất thơm. Sợi Saffron sau ngâm khi cầm lên vò nhẹ thấy có độ dai nhất định và chỉ bị đứt đoạn chứ không tan.
Những lưu ý để tránh thần thánh hóa Saffron:
- Saffron là dược liệu tự nhiên rất tốt, giúp tang cường sức khỏe và làm đẹp
- Saffron không phải là thuốc, không phải là thần dược
- Saffron không chữa bách bệnh
- Saffron là một trong những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sưc khỏe hằng ngày.
Cách dùng Saffron hiệu quả
Theo khuyến cáo từ các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng 0, 1g Saffron ( khoản 50 sợi) mỗi ngày, tức 3g mỗi tháng. Khi dùng lên đến 15g nhụy hoa một lần co thể gây ngộ độc.
Trên đây là những chia sẻ về Saffron đã được các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ cụ thể đến bạn đọc!