Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng phải trói vào thành giường bệnh?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng phải trói vào thành giường bệnh?

Trước tình hình dịch tay chân miệng ở TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung đang tăng mạnh, việc điều trị cho trẻ mắc bệnh phức tạp hơn, đa số đều bị trói chân tay vào thành giường.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng phải trói vào thành giường bệnh?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng phải trói vào thành giường bệnh?

Theo đó, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở thể nặng sẽ có biểu hiện co giật rất nguy hiểm nên khi điều trị, các bé sẽ được cột chân và tay vào thành giường bệnh để tránh trường hợp đáng tiếc có thẻ xảy ra. Dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát với tốc độ nhanh nên các bậc phụ huynh có con nhỏ cần hết sức chú ý.

Báo động: Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang bùng phát với tốc độ nhanh

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viên Nhi Đồng 1 TP.HCM, bệnh nhi tay chân miệng mới chỉ tăng đột biến khoảng 3 tuần nay, đỉnh điểm là ngày 24/9, khoa Nhiễm điều trị cho 222 bé. “Ngay trong ngày 26/9, tại khoa có 179 ca, trong đó có 25-30 ca nặng phải theo dõi rất sát. Lượng bệnh nhi nhập viện, nhất là các ca nặng vẫn đang tiếp tục tăng. Đã có 10 trẻ phải thở máy và 4-5 trẻ phải lọc máu”, bác sĩ Khanh cho biết.

Những ngày này, 12 y bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM luôn túc trực cấp cứu trẻ nhập viện viện vì tay chân miệng. Các giường bệnh ở khoa chật kín bệnh nhi. Những bệnh nhi lớn nằm 1 giường. Những bệnh nhi nhỏ tuổi hơn, mỗi giường có 2 bé nằm. Tất cả các bệnh nhi đều được cột tay chân vào thành giường.

Lý giải nguyên tại sao trẻ mắc bệnh tay chân miệng lại bị trói vào giường, nữ y tá thông tin với báo Vietnamnet: “Làm vậy để các bé nằm yên, tránh co giật”.

Được biết, khi trẻ bị bệnh nặng thường xuất hiện các cơn giật. Đặc biệt những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ.

Báo động: Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang bùng phát với tốc độ nhanh

Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng đều phải trói vào thành giường?

Theo thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng được phân loại theo mức độ nặng.   Thể bệnh nhẹ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt.

Thể bệnh nặng có các biểu hiện sau: Sốt cao liên tục không thể hạ được; Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….; Giật mình; Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân; Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….; Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. Khi trẻ mắc tay chân miệng nặng cần đưa trẻ nhập viện điều trị.

Theo các chuyên gia y tế, đây là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, nhiều ca mắc tay chân miệng nặng (độ 4) hôn mê phải thở máy và lọc máu. Trong tháng 8, số trẻ phát hiện bệnh là 4.511.

Ngày 27/9, bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi cho biết tính đến hết ngày 26/9, tổng số ca mắc tay chân miệng trong toàn tỉnh đang được điều trị đã lên đến gần 900 ca, tăng thêm 300 ca so với thời điểm đầu tháng 9/2018 và tăng đột biến so với các năm trước. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khoa Nhi – Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi cho hay, hiện số ca mắc bệnh tay chân miệng có độ nặng chiếm tới gần 60% trên tổng số bệnh nhi đang điều trị và đã xuất hiện trường hợp bệnh rất nặng đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nguồn theo Báo NĐT – caodangduochoc.edu.vn