LS Trần Hồng Phúc phản đối lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của BS Lương
Ngày 4/7, VKSND tỉnh Hòa Bình đã phải sửa lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với trường hợp bác sĩ Hoàng Công Lương kể từ ngày 4/7/ – 2/8/2018 vì phạm vi quá hẹp, không phù hợp.
- Cười không ngậm được mồm khi xem cách tránh nắng khi trời nóng 40 độ
- Bác sĩ nào vinh dự được ĐH Y Dược TP.HCM thưởng 300 triệu đồng?
- Sốc: Vụ Trưởng phòng Trung tâm cai nghiện truy sát 3 người rồi tự sát
LS Trần Hồng Phúc yêu cầu VKS sửa lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của BS Lương
Trước đó, vụ án xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo khác trong vụ thảm án ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra vào giữa tháng 6 vừa qua. Diễn biến vụ án khiến dư luận nói chung và ngành Y nói chung rất quan tâm. Sau khi được VKSND Tỉnh Hòa Bình kết luận bác sĩ Hoàng Công Lương vô tội thì đã có lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Luật sư Trần Hồng Phúc đã có ý kiến về lệnh cấm đối với thân chủ của mình.
Bác sĩ Hoàng Công Lương nhận 2 lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú từ VKSND Hòa bình
Thông tin mới nhất được Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật chính là việc bác sĩ Hoàng Công Lương bất ngờ nhận được 2 lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Cụ thể, 2 lệnh cấm này đều mang số hiệu số 04//LCCT-VKS-P2, cùng ngày 4/7/2018 do Phó viện trưởng VKSND tỉnh Hòa Bình Đinh Thế Hệ ký tên. Theo đó, nội dung của 2 lệnh cấm này đều giống nhau, chỉ có Điều 2 có sự khác biệt, cụ thể: Một lệnh cấm ghi: “Bị can không được đi khỏi nơi cư trú tại: Xóm 9, xã Sử Ngòi, TP Hòa Bình, Hòa Bình kể từ ngày 4/7/2018 đến ngày 2/8/2018”.
Còn lệnh cấm còn lại được ban hàng với nội dung: “Bị can không được đi khỏi nơi cư trú tại: TP Hòa Bình, Hòa Bình kể tử ngày 4/7/2018 đến ngày 2/8/2018”. Chưa hết, trong nội dung lệnh cấm này còn có chứa nội dung: “Khi chưa được sự đồng ý của UBND xã Sủ Ngòi (Tp Hoà Bình) và giấy phép của Viện KSND tỉnh Hoà Bình, bị can Lương không được đi khỏi nơi cư trú. Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan khi áp dụng Lệnh này sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam”. Lệnh cấm này đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, trong đó có cả luật sư Trần Hồng Phúc, nữ luật sư nổi tiếng với lời lẽ đanh thép và lý luận thuyết phục khiến dư luận có thể hả hê chứng kiến bác sĩ Hoàng Công Lương trắng án. Thông tin trên cũng đã nhận được sự đồng thuận của khá nhiều người trong ngành Y Dược, trong đó có không ít sinh viên đang theo học Cao đẳng Y Hà Nội.
Bác sĩ Hoàng Công Lương nhận 2 lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú từ VKSND Hòa bình
Luật sư Trần Hồng Phúc nói gì về lệnh cấm của bác sĩ Hoàng Công Lương?
Cũng liên quan đến nội dung của 2 lệnh cấm của Bác sĩ Hoàng Công lương, Luật sư Trần Hồng Phúc – một trong những luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ thảm án và là người có công đầu giúp bác sĩ được vô tội. Bà cho biết, lệnh cấm đi khỏi xóm xóm 9, xã Sử Ngòi, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đối với bác sĩ Lương của VKSND tỉnh Hòa Bình đưa ra là hoàn toàn không phù hợp bởi vì nếu thi hành thì sẽ không đảm bảo sinh hoạt tối thiểu của bị can. Vì ví dụ bác sĩ Lương vừa mới đi khỏi nhà khoảng 10m, hoặc đi chợ,… là sang xóm khác thì có thể bị bắt ngay. Bởi vậy, đồng quan điểm với Luật sư Phúc, bác sĩ, giảng viên Trần Anh Tú, hiện đang công tác tại lớp Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết, lệnh cấm trên không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của một người được áp dụng biện pháp ngăn chặn là tại ngoại. Nếu là cấm đi khỏi TP Hòa Bình thì phù hợp hơn, cấm đi khỏi xóm là rất hẹp. Luật sư Phúc đã yêu cầu VKSND tỉnh Hòa Bình sửa lại nội dung lệnh cấm trên cho phù hợp.
Nói về lệnh cấm đối với bác sĩ Lương sau vụ xét xử, ông Đinh Thế Hệ, người trực tiếp ký các lệnh cấm khẳng định rằng: “Sau khi ký lệnh cấm với phạm vi là xóm 9 thì đúng như phản ánh của luật sư anh em đã sửa lại địa danh là TP Hòa Bình”. Được biết, vào ngày 29/5/2017, tại Đơn nguyên thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xảy ra vụ thảm án đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong vì sốc phản vệ. Sau vụ việc, bác sĩ Hoàng Công Lương, người ra y lệnh chạy thận cho các bệnh nhân vào thời điểm trên đã bị truy tố vì tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đến ngày, 7/5/2018, TAND TP Hòa Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án với 3 bị cáo bao gồm bác sĩ Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc vì có liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Tiếp tục, vụ án chính thức được xét xử vào 15/5/2018 sau 1 tuần triệu tập các nhân vật liên quan. Sau 12 ngày xét xử (từ ngày 15/5 đến ngày 30/5, không tính ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật), đến chiều 5/6, TAND TP Hòa Bình đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung do còn các tình tiết của vụ án cần phải làm rõ một số vấn đề đến vụ án.
Luật sư Trần Hồng Phúc nói gì về lệnh cấm của bác sĩ Hoàng Công Lương?
Mới đây nhằm giải quyết những vấn đề chưa rõ ràng, HĐXX kiến nghị khởi tố, điều tra đối với ông Hoàng Đình Khiếu – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình kiêm trưởng khoa Hồi sức tích cực (Thời điểm xảy ra vụ việc thì ông Khiếu vẫn đang là trưởng khoa) và ông Trần Văn Thắng – Nguyên Trưởng phòng Vật tư-Trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cả hai đã có đơn khởi tố bị can của cơ quan chức năng. Theo bạn H, cựu học viên của lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về vụ án: “Em thấy nếu khởi tố thì nên khởi tố cả ông Trương Quý Dương, Nguyên giám đốc BVĐK Hòa Bình thì mới đúng. Ông ấy phải là người có trách nhiệm chính trong vụ việc này”.
Trang Minh