Thực trạng hiện nay cho thấy mỗi khi đau sốt người dân thường dùng tùy tiện sử dụng thuốc Paracetamol. Vậy sẽ nguy hiểm thế nào khi dùng quá liều Paracetamol?
- Saffron – nhụy hoa nghệ tây có phải là “thần dược” như bạn nghĩ?
- Lấy 39 viên đạn tự chế trong đầu bệnh nhân 30 tuổi
- Người đàn ông khoẻ mạnh, tử vong sau 2 ngày vào viện vì sốt xuất huyết
Bài viết này hãy cùng các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu về vấn về ngộ độc Paracetamol
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol (hay còn có tên là Acetaminophen) là một thuốc hạ sốt, giảm đau thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị. Với liều điều trị là thuốc dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ hơn các thuốc cùng nhóm.
Thuốc không làm thay đổi cân bằng acid-base, không gây ra kích ứng dạ dày như các thuốc “hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi steroid” khác do Paracetamol không tác động lên hệ cyclooxygenase toàn thân mà chỉ tác động lên cyclooxygenase/Prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol cũng không tác động trên tiểu cầu và thời gian đông máu – chảy máu. Vì vậy Paracetamol thường được sử dụng nhiều.
Cơ chế gây ngộ độc Paracetamol
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội, khi dùng quá liều Paracetamol (liều >10g) sẽ gây độc nặng cho gan, có thể gây chết người.
Cơ chế gây độc cụ thể như sau: Bình thường, Paracetamol bị chuyển hóa bởi cytocrom P450 ở gan tạo ra N-acetyl-benzoquinonimin., chất chuyển hóa này phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính. Nếu uống với liều cao, chất này sẽ làm cạn kiệt glutathion của gan, khi đó nó sẽ phản ứng với nhóm sulfhydryl của protein gan, làm hoại tử gan.
Biểu hiện ngộ độc Paracetamol
Cũng theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội, người bị ngộ độc Paracetamol thường có những biểu hiện sau đây:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống.
- Xanh tím da, niêm mạc, móng tay.
- Ban đầu kích thích hệ thần kinh trung ương gây kích thích, mê sảng. Tiếp đó là ức chế thần kinh trung ương gây hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông, huyết áp thấp, suy tuần hoàn, có thể gây trụy mạch, sốc. Cơn co giật nghẹt thở tử vong có thể xảy ra.
- Dấu hiệu lâm sàng tổn thương gan trở nên rõ rệt trong vòng 2-4 giờ sau khi uống liều độc.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp
Cần làm gì khi phát hiện ngộ độc Paracetamol
Chẩn đoán sớm là việc quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol. Khi phát hiện bị ngộ độc Paracetamol, các bạn cần xử trí như sau:
- Rửa dạ dày trong mọi trường hợp.
- Sử dụng N-acetyl cystein uống hoặc tiêm tĩnh mạch ngay lập tức nếu chưa đến 36h kể từ khi uống Paracetamol. N-acetylcystein sẽ chuyển hóa thành cystein kích thích gan tổng hợp glutathion, làm bất hoạt chất chuyển hóa của Paracetamol.
Theo thống kê hiện nay, tỉ lệ ngộ độc Paracetmol ngày càng gia tăng, do vô tình hoặc cố ý tự tử. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc Paracetamol người dân không nên tự ý dùng thuôc mà phải có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Đặc biệt theo khuyến cáo từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi sử dụng Paracetamol, người bệnh cần lưu ý đến liều lượng và không nên tự ý dùng thuốc liên tục trong nhiều ngày.