Chiều con, cho xem điện thoại hàng giờ: Bé gái 4 tuổi suýt mù cả hai mắt
Không cần tốn công dỗ, chỉ cần cho con xem điện thoại hàng giờ, bố mẹ có thể thoải mái làm việc mà không bị làm phiền. Hậu quả là bé gái dần mất thị lực, suýt mù lòa.
- Bệnh nhân tử vong do sốc thuốc: Người nhà bức xúc phá cửa phòng cấp cứu
- Nữ bệnh nhân bị nam bác sĩ dởm gây mê rồi hiếp dâm tại phòng khám tư
- Thiếu nữ 19 tuổi hôn mê nguy kịch sau lần đầu tiên uống rượu với bạn
Chiều con, cho xem điện thoại hàng giờ: Bé gái 4 tuổi suýt mù cả hai mắt
Trước đó, đã có nhiều phụ huynh cảnh báo về sự nguy hiểm của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh quá sớm và quá nhiều. Việc này không chỉ khiến sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng mà còn gây hại trực tiếp đến đôi mắt và trí tuệ của bé. Việc bé gái 4 tuổi suýt mù lòa là một ví dụ điển hình.
Bố mẹ khóc cạn nước mắt vì con suýt mù lòa do xem điện thoại hàng giờ
Việc sử dụng điện thoại di động như một công cụ để dỗ dành bé là cách làm rất phổ biến của nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người bận rộn. Tuy nhiên, cách thức này lại đang trở thành tác nhân khiến bé gặp nguy hiểm. Mặc dù đã có nhiều câu chuyện cảnh báo về việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như các bậc phụ huynh vẫn còn tâm lý chủ quan. Câu chuyện về một bé gái 4 tuổi suýt mù cả hai mắt vì sử dụng điện thoại quá nhiều là một ví dụ điển hình.
Trang tin tức y tế mới đây cập nhật thông tin từ một người đàn ông có nickname Dachar Nuysticker Chuayduan, sống ở Bangkok (Thái Lan). Anh ta đã đưa ra lời cảnh báo khẩn thiết một cách nghiêm túc cho tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ về việc cho con trẻ sử dụng điện thoại di động quá nhiều một cách liên tục. Anh Dachar cho biết thêm: “Cũng như rất nhiều phụ huynh khác, khi con gái nhỏ 2 tuổi quấy khóc tôi đã thường xuyên đưa cho con chiếc điện thoại di động mở sẵn video trên Youtube để con ngồi yên cho mình làm việc. Đây là cách duy nhất để tôi không phải tốn công dỗ dành con mà con có thể ngồi ngoan cả ngày”. Tuy nhiên, dần dần, cô con gái có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Mắt của bé dần bị mờ đi, cô bé phải đeo kính khi mà chưa đi học. Đến năm 4 tuổi, bé buộc phải phẫu thuật để tránh bị mù mắt. Bố mẹ thậm chí còn không nghĩ điện thoại là tác nhân khiến mắt con bị đau. Khi nhận ra thì mắt của con không thể phục hồi lại như ngày xưa, bé buộc phải đeo kính thường xuyên.
Bố mẹ khóc cạn nước mắt vì con suýt mù lòa do xem điện thoại hàng giờ
Nsoiv ề điều này, Tiến sĩ Rawat Sichangsirikarn, Phó Giáo sư làm việc tại khoa Nhi ở Bangkok khẳng định rằng, điện thoại di động đã trở thành một phần trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy sử dụng hợp lý để không gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia y tế hướng dẫn phụ huynh cách cho trẻ sử dụng điện thoại an toàn
Điện thoại có thể gây hại nếu người lớn cho phép trẻ nhỏ sử dụng công nghệ thông minh như điện thoại thông minh và máy tính bảng trong thời gian dài. Không có bất kỳ giới hạn nào được đưa ra nhưng thời gian nhìn vào màn hình quá lâu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí còn khiến trẻ bị nhầm lẫn giữa cuộc sống thực và ảo. Bên cạnh đó, trên thực tế có những trang web xấu trên internet cũng có thể khiến trẻ em gặp rủi ro, nguy hiểm. Chẳng hạn, chúng có thể truy cập các mạng xã hội nguy hiểm và không thích hợp, hoặc tiếp xúc với các trang web khiêu dâm…Dưới đây là một số biện pháp để sử dụng an toàn:
– Trên thực tế, đôi khi chính người lớn lại lạm dụng smartphone nhiều hơn trẻ con, thậm chí trông con nhưng mắt vẫn không rời điện thoại khiến trẻ bắt trước. Vì thế, muốn điều chỉnh lại những hành vi của trẻ, chính cha mẹ phải tự điều chỉnh lại mình trước nhằm tạo dựng môi trường tốt để dạy trẻ;
– Cha mẹ cần có sự hướng dẫn, định hướng cho trẻ, để trẻ vẫn được tôn trọng sở thích của mình mà không bị lệch lạc khi tiếp xúc với điện thoại;
Chuyên gia y tế hướng dẫn phụ huynh cách cho trẻ sử dụng điện thoại an toàn
– Thậm chí, khi cha mẹ sử dụng điện thoại cần phải giải thích và phải có định lượng thời gian cụ thể với đứa trẻ. Chẳng hạn cha mẹ có thể nói với con rằng: “Bố/mẹ đang có việc bận nên phải sử dụng điện thoại trong vòng 10- 15 phút” và phải cố gắng thực hiện như lời đã nói; đó là sự thỏa thuận thể hiện sự tôn trọng với đứa trẻ;
– Trẻ cần được xây dựng thói quen, trước khi sử dụng điện thoại, ipad… phải xin phép người lớn và phải được sự đồng ý của bố mẹ mới được sử dụng.
Trên đây là một số biện pháp đơn giản nhất giúp bạn quản lý thời gian trẻ sử dụng điện thoại di động.
Nguồn caodangduochoc.edu.vn