Cháu 6 tuổi bị viêm loét toàn bộ dạ dày vì được bà mớm cơm mỗi ngày

Cháu 6 tuổi bị viêm loét toàn bộ dạ dày vì được bà mớm cơm mỗi ngày

Do cha mẹ đi làm xa nên bé trai 6 tuổi tên M. N ở với bà nội. Hằng ngày, bà vẫn nhai cơm và mớm cho bé ăn khiến bé bị lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Cháu 6 tuổi bị viêm loét toàn bộ dạ dày vì được bà mớm cơm mỗi ngày

Cháu 6 tuổi bị viêm loét toàn bộ dạ dày vì được bà mớm cơm mỗi ngày 

Có thể nhận thấy thói quen nhai, mớm cơm và thức ăn cho trẻ vẫn đang là thói quen mà nhiều bậc phụ huynh Việt Nam vẫn áp dụng hằng ngày. Đặc biệt là các ông bà có tuổi. Các chuyên gia cho rằng đây là thói quen rất xấu, có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Bà có tiền sử viêm loét dạ dày nhai mớm khiến cháu nhiễm vi khuẩn HP

Câu chuyện khiến cư dân mạng xôn xao những ngày qua không thể không kể đến việc một bé trai 6 tuổi được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày. Đồng thời kết quả xét nghiệm cho thấy bé dương tính với vi khuẩn HP do bà mớm thức ăn hàng ngày. Theo đó, vào ngày 13/11, bác sĩ nhi khoa Tô Quang Huy (Hà Nội) chia sẻ thông tin về trường hợp bé trai tên M.N., 6 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, bị lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ bà nội khiến dư luận hết sức quan tâm.

Trước đó, theo thông tin được bác sĩ Huy cung cấp thêm cha mẹ bệnh nhi đi làm xa nên bé ở nhà với bà nội. Bà nội bé có tiền sử viêm loét dạ dày và đã chữa trị từ nhiều năm trước. Chính vì thế, bà nội đã khỏi bệnh vì thế hàng ngày vào những bữa ăn, bà đều nhai cơm và mớm cho bé. Bởi thế, sau 1 năm, bé bắt đầu có dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe. Đó là bé bắt đầu nôn khan, người ngày càng gầy, xanh xao. Gần đây, thấy bé nôn nhiều, đi ngoài phân đen, cha mẹ mới đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Kết quả nội soi cho thấy bé bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, sần hạt dạ dày, hành tá tràng, dương tính với vi khuẩn HP. Thông tin Y Dược trên trang Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trên đã khiến nhiều bậc phụ huynh có thói quen nhai, mớm cơm cho con lo lắng.

uynh có thói quen nhai, mớm cơm cho con lo lắng.

Bà có tiền sử viêm loét dạ dày nhai mớm khiến cháu nhiễm vi khuẩn HP

Bác sĩ cảnh báo: Việc điều trị HP cho trẻ nhỏ rất khó khăn

Nói về điều này, bác sĩ Huy cho biết: “Có một thói quen xấu của người lớn đó là hôn trực tiếp môi trẻ nhỏ, mớm thức ăn cho bé đang độ tuổi ăn dặm. Vô tình người dính hoạ lại chính là những đứa trẻ”. Được biết, HP là một loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày, có thể tìm thấy qua dịch miệng họng những người viêm loét dạ dày do HP. Về cơ bản, khoảng 90% dân số đều có HP trong dạ dày. Tuy nhiên, đa số HP không gây bệnh, chỉ những HP mang gen có độc lực mới gây bệnh, chúng dễ lây qua dịch tiết họng.

Cũng theo bác sĩ Huy cho biết việc điều trị HP ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi rất khó khăn do nguồn kháng sinh hạn chế và giảm tiết dịch vị. Bởi vì hầu hết trẻ em đang ở độ tuổi này phải sống chung với vi khuẩn trong tình trạng nôn trớ, suy dinh dưỡng, viêm hô hấp trên, thiếu máu trong thời gian dài chứ chưa thể điều trị khỏi ngay được. Vi khuẩn HP tiết ra các men và độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, gây viêm loét cấp tính và mạn tính.

Theo đánh giá của ThS.BS Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), vi khuẩn HP thường lây lan qua đường phân, miệng trực tiếp. Do đó, việc mớm thức ăn hay sử dụng chung bát, muỗng, đũa, đều có thể là nguồn lây bệnh từ người này sang người khác. Bác sĩ Thanh còn cho biết tỷ lệ người Việt Nam mang vi khuẩn HP trong cơ thể rất cao. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen không tốt như mớm thức ăn, hôn, sử dụng chung bát đũa với trẻ khiến bé mắc bệnh từ người lớn.

Bác sĩ cảnh báo: Việc điều trị HP cho trẻ nhỏ rất khó khăn

Bác sĩ cảnh báo: Việc điều trị HP cho trẻ nhỏ rất khó khăn

Bác sĩ khẳng định thêm: “Với người có tiền sử viêm loét dạ dày, phải xét nghiệm chắc chắn đã chữa khỏi thì mới có thể tiếp xúc đường miệng nhiều với người khác được. Nhưng về cơ bản, việc hôn trẻ, mớm, thổi thức ăn bằng miệng cho trẻ hay tiếp xúc với trẻ khi chưa rửa tay sạch sẽ là thói quen không tốt. Phụ huynh nên chú ý việc này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ”.

Qua trường hợp bé trai nói trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh tốt nhất không mớm, nhai và hôn môi trẻ để tránh lây những bệnh nguy hiểm.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn