Cấp ‘nhầm’ nhiều chứng chỉ hành nghề y
Người học y bác sĩ dự phòng thì được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn “chuyên khoa xét nghiệm”; bác sĩ y học cổ truyền thì được cấp chứng chỉ hành nghề “chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh”…
- Cả phòng xử án vụ bác sĩ Lương nín thở nghe tòa tuyên án và cái kết…
- Xúc động: Phòng xét xử tràn ngập màu áo xanh ủng hộ bác sĩ Lương!
- Xã hội cần bác sĩ giỏi còn người ngành Y chỉ cần lương đủ sống!
Cấp ‘nhầm’ nhiều chứng chỉ hành nghề y
Bộ Y tế sẽ cấp giấy khép khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề tại Bắc Giang
Thậm chí người học xét nghiệm an toàn thực phẩm, cao đẳng y tế học đường cũng được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh… Đó là những sai phạm cơ bản tại Sở Y tế tỉnh Bắc Giang.
Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê vừa ký kết luận Thanh tra hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là CCHN KCB), cấp giấy phép hoạt động KCB và hoạt động của cơ sở KCB ngoài công lập tại tỉnh Bắc Giang.
Về công tác cấp chứng CCHN, theo Cục Quản lý KCB, có 3 hồ sơ có bằng tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ y học dự phòng (Đỗ Gia Toàn, Thân Thị Thúy, Tạ Thị Ngoan) nhưng vẫn được Sở Y tế cấp CCHN có phạm vi hoạt động chuyên môn “chuyên khoa khoa xét nghiệm”.
Tương tự, hồ sơ Nguyễn Hữu Hưng có bằng chuyên môn bác sĩ y học cổ truyền nhưng cấp CCHN có phạm vi hoạt động chuyên môn “chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh”. Hồ sơ Nguyễn Trọng Tuấn có bằng tốt nghiệp bác sĩ y học cổ truyền nhưng được cấp phạm vi chuyên môn “vật lật lý trị liệu – phục hồi chức năng”.
“Như vậy, Sở Y tế Bắc Giang đã cấp CCHN cho các đối tượng trên không đúng phạm vi chuyên môn hoạt động được quy định tại điều 7a, Thông tư 41/2015 của Bộ Y tế về phạm vi chuyên môn hoạt động ghi trên CCHN”, kết luận thanh tra nêu rõ.
Việc cấp sai đối tượng thể hiện trên hồ sơ Nguyễn Thị Hương có bằng tốt nghiệp kỹ thuật xét nghiệm an toàn thực phẩm; hồ sơ Nguyễn Thị Tú có bằng cao đẳng y tế học đường nhưng vẫn được cấp CCHN. Đây là 2 loại văn bằng không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề theo điều 17, Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ của Hoàng Trung Dũng có có giấy xác nhận quá trình thực hành của Bệnh viện đa khoa Trí Đức Hà Nội cấp tháng 10.2014, có sơ yếu lý lịch tự thuật được coi là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là UBND P.Hàng Buồm, Q.Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội xác nhận, nhưng Sở Y tế Bắc Giang vẫn cấp CCHN là vi phạm khoản 2, điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi CCHN.
Hồ sơ Nguyễn Bá Lạng không thể hiện thời gian thực hành tại cơ sở KCB, giấy xác nhận đào tạo chuyên môn trong thời gian đào tạo chuyên môn trong thời gian từ tháng 5.2013 đến ngày cấp CCHN (17.4.2017). Theo Cục, Sở Y tế đã cấp CCHN cho người có gián đoạn thời gian thực hành quá 2 năm liên tiếp là vi phạm khoản 1, điều 16 của Thông tư 41/2011 của Bộ Y tế.
Đặc biệt, hồ sơ của Nguyễn Thị Bích, CCHN số 000061/BG-CCHN cấp ngày 24.10.2012, nhưng thực tế bà Bích sinh năm 1953, nghỉ hưu từ năm 2008, không có hợp đồng làm việc tại Bệnh viện đa khoa Việt Yên nhưng bệnh viện vẫn cấp giấy xác nhận quá trình thực hành cho bà Bích đến ngày 4.10.2012.
Hồ sơ của Hoàng Đình Tuyết, trong CCHN ghi phạm vi hoạt động: chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hồ sơ Nguyễn Như Do, Nguyễn Văn Đạo, Phạm Quyết Thắng, Trần Thu Hiền, Lê Thị Luyến, Nguyễn Thị Tuyên, Đàm Thanh Từ, An Thanh Ngọ có văn bằng chuyên môn là y sĩ nhưng Sở Y tế cấp CCHN có phạm vi chuyên môn là: tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp. Ngoài ra, một số hồ sơ của Bệnh viện Phổi Bắc Giang Sở Y tế cấp CCHN có thêm bản sao giấy khai sinh, bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông, các loại giấy này không nằm trong quy định.
Sau khi phân tích, Cục yêu cầu Sở Y tế Bắc Giang thu hồi 9 CCHN cấp không đúng. Cụ thể, CCHN của Hoàng Trung Dũng, Nguyễn Bá Lạng, Nguyễn Thị Hương, Từ Thị Tú, Đỗ Gia Toàn, Thân Thị Thúy, Tạ Thị Ngoan, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Trọng Tuấn. “Sở Y tế Bắc Giang cấp CCHN một số trường hợp không đúng thẩm quyền, cấp không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn theo văn bằng đào tạo, chưa rà soát kỹ các giấy tờ trong hồ sơ”, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết.
Máy shock tim hỏng, không có điện
Theo Cục quản lý KCB, trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở y tế tư nhân, Sở Y tế Bắc Giang cấp cho một số phòng khám có phạm vi hoạt động chuyên môn và danh mục kỹ thuật mà cơ sở không đáp ứng được cơ sở vật chất, trang thiết bị là trái với quy định luật Luật khám bệnh, chữa bệnh và các thông tư hướng dẫn.
Kết quả thanh tra của Cục tại một số bệnh viện tư nhân và phòng khám tư nhân tại địa bàn Bắc Giang ghi nhận nhiều sai phạm trong vấn đề giấy phép vận hành máy móc, nhân sự. Tuy nhiên, nổi rõ là những tồn tại của Bệnh viện đa khoa Sông Thương, tại phòng khám: phòng tiểu phẫu chung với phòng mổ, phòng cấp cứu chỉ kê một giường bệnh; máy shock điện hỏng không sử dụng được. Máy móc tại khoa xét nghiệm không kiểm tra định kỳ. Tại thời điểm thanh tra cho thấy BV không có đủ ghế ngồi cho người bệnh đến khám, cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh. Tại Bệnh viện đa khoa Sơn Uyên, đoàn thanh tra ghi nhận tại phòng cấp cứu thì máy shock tim thì bộ lưu điện trong máy không có điện…
Cục yêu cầu Sở Y tế Bắc Giang tổ chức rút kinh nghiệp trong cấp CCHN, giấy phép hoạt động và đề ra giải pháp khắc phục; rà soát danh mục kỹ thuật tại các cơ sở y tế tư nhân; tăng cường thanh kiểm tra y tế tư nhân để phát hiện các tồn tại, chấn chỉnh, đặc biệt là xử lý các cơ sở không phép (nếu có); xem xét các vi phạm như kết luật thanh tra nêu và xử lý vi phạm hành chính các cơ sở y tế sai phạm…
Nguồn theo Báo Thanh Niên – caodangduochoc.edu.vn