Báo động: Bác sĩ viết đơn khó đọc để bán thuốc trong phòng mạch riêng
Mặc dù Bộ đã có quy định việc kê toa thuốc cho bệnh nhân ngoại trú nhưng trên thực tế, bác sĩ vẫn viết tên thuốc khó đọc, kê toa theo tên thương mại với thuốc không có nhiều hoạt chất.
- Cảnh báo: Bé 7 tuổi dập nát tay, tổn thương thị giác vì dùng điện thoại lúc sạc
- Bác sĩ “kêu cứu” cộng đồng mạng vì mẹ bệnh nhi mắc ung thư từ chối điều trị
- Đừng thấy bệnh nhân tử vong thì lại đổ lỗi cho thầy thuốc tắc trách?
Báo động: Bác sĩ viết đơn khó đọc để bán thuốc trong phòng mạch riêng
Đó cũng là thực trạng chung vẫn còn tồn tại ở nhiều bệnh viện, đơn vị khám, chữa bệnh trên cả nước. Đặc biệt, hiện vẫn còn nhiều bác sĩ khám và bán thuốc tại phòng mạch nhưng không kê toa hoặc không đưa đơn thuốc cho bệnh nhân.
Nhiều bác sĩ viết đơn thuốc khó đọc, không kê đơn thuốc cho bệnh nhân
Trên trang tin Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã thông tin về thực trạng mặc dù Bộ Y tế đã quy định cụ thể và chi tiết về kê toa thuốc ngoại trú nhưng trên thực tế nhiều bác sĩ không thực hiện nghiêm túc, thậm chí còn lách luật. Bộ Y tế đánh giá hầu hết các bệnh viện đều đã thực hiện kê toa điện tử, giúp giảm được nhiều sai sót trong việc kê toa thuốc cho bệnh nhân điều trị dạng ngoại trú. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế kê toa thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng bác sĩ kê toa theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng sao cho hợp lý; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ. Thực trạng đáng lo ngại hơn là vẫn còn khá nhiều bác sĩ cố tình viết đơn thuốc quá khó đọc cho bệnh nhân. Tệ hơn nữa là có nhiều bác sĩ (BS) khám, bán thuốc tại phòng mạch tư nhân nhưng không kê và đưa toa cho bệnh nhân đúng theo quy định.
Câu chuyện được một người thân của bệnh nhi (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) thường đưa con đến phòng mạch tư của BS P.N.T trên đường Lê Văn Sỹ để khám tai mũi họng. Theo lời chị Lan kể thì toa thuốc được Bác sĩ này được viết bằng tay rất khó đọc. Trong khi đó, nhân viên nhà thuốc ngay cạnh phòng mạch BS T. thì bán rất nhanh và “nhìn vào hiểu ngay” rồi lấy thuốc nhuần nhuyễn, sau đó cắt, bẻ thuốc ra nên chị cũng không biết đó là thuốc gì và kê như thế nào. Chị đã từng tìm đến các nhà thuốc khác để mua nhưng khi nhìn vào đơn thuốc thì đều lắc đầu và không biết đó là thuốc gì. Cuối cùng thì chỉ có nhà thuốc chỗ bác sĩ kê đơn mới đọc ra tên thuốc và bán cho chị. Hiện tượng này nhiều bạn sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cũng đã trải qua. Trường hợp khác cũng một phụ huynh đưa con đi khám ở phòng khám tư nhân, bác sĩ cũng ghi đơn thuốc cho hiệu bán thuốc bên cạnh. Không những vậy, nếu không có toa thuốc cũ thì BS P. không khám vì “đâu biết cho thuốc gì mà bây giờ khám kê toa tiếp (!?)”. Chị nói thêm: “Bác sĩ khám bệnh kê toa mà không có lưu toa thuốc của bệnh nhân, chẳng hiểu nổi. Nếu không có ai ở nhà thì tôi phải quay về, mà nhà thì cách phòng mạch 5 – 6 km, giờ cao điểm kẹt xe kinh khủng”.
Nhiều bác sĩ viết đơn thuốc khó đọc, không kê đơn thuốc cho bệnh nhân
Bác sĩ khám bệnh rồi bán thuốc cho bệnh nhân mà không đưa đơn thuốc
Đáng nói là hiện tượng khám bệnh rồi bán thuốc tại phòng khám tư ở nhiều nơi, bác sĩ còn không đưa đơn thuốc cho bệnh nhân. Theo đó, một bác sĩ sau khi khám bệnh xong lấy thuốc bán cho người bệnh theo ngày chia ra uống. Ông mặc dù đã biết rất rõ về quy định kê toa, bán thuốc cho người bệnh, và phải gương mẫu nhưng vẫn cắt lẻ thuốc ra từng viên riêng nên việc bệnh nhân không biết mình uống thuốc gì là đương nhiên.
Khi bệnh nhân xin đơn thuốc về thì bác sĩ nói không cần và cứ về uống thuốc chia sẵn, 2 ngày sau quay lại. Đó là hiện tượng rất phổ biến tại nhiều phòng khám tư hiện nay khiến người bệnh hoang mang không biết mình uống thuốc gì. Một thực trạng khác là việc bác sĩ khám dịch vụ quá nhanh, Trung bình cứ 2 – 3 phút/bệnh nhân với giá thu 200.000 đồng/lần. Khi bệnh nhân nói bị nổi mụn, ngứa và mề đay ở lưng thì anh nói: “Chỉ bị nổi mụn trứng cá. Cái này chữa tới 6 tháng” và căn dặn không ăn ngọt, không uống sữa, một tuần sau quay lại. Rồi BS M. lấy tờ giấy ghi đơn thuốc và bảo “Cứ dùng thuốc này đi, tuần sau quay lại khám. Thuốc này ra ngoài mua. Của con hết 200.000 tiền khám”. Nhiều bác sĩ kê đơn thì hướng dẫn ra ngoài mua thuốc, người được bác sĩ bán thuốc thì không cần đơn. Một bệnh nhân cho hay: “Không có đơn thuốc đâu. Vô BS tự cho thuốc. Uống thuốc cũ chừa lại một phần mang vô BS cho tiếp, BS nói vậy. Chỉ có thuốc bôi là mình ra ngoài mua”.
Bác sĩ khám bệnh rồi bán thuốc cho bệnh nhân mà không đưa đơn thuốc
Thực trạng trên đang ngày càng phổ biến và báo động trên thị trường Dược phẩm hiện nay.
Trang Minh