Tranh cãi về việc có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học

Tranh cãi về việc có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học

Sau khi các trường công bố điểm trúng tuyển năm 2017, có những thí sinh chỉ vì không có điểm cộng ưu tiên Đại học mà bị trượt.

Tranh cãi về việc có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học

Tranh cãi về việc có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học

Ngay sau khi những trường top đầu như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM công bố điểm chuẩn, có những thí sinh dù đạt 29,25 hay 29,35 điểm vẫn trượt Đại học bởi chỉ thua tiêu chí phụ và điểm làm tròn. Câu hỏi đặt ra ở đây liệu có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học hay không?

Xét tuyển Đại học trường quá tải, trường thiếu chỉ tiêu

Chưa năm nào mức điểm thi THPT của các thí sinh lại cao như năm nay, sự xuất hiện của mưa điểm 10 cũng khiến cho các thí sinh vô cùng hoang mang ngay từ khi công bố điểm thi. Chính vì vậy mà những trường Đại học top trên quá tải thí sinh đăng ký, gây ra tình trạng điểm chuẩn Đại học vô cùng cao, kỷ lục trong năm nay Đại học Y Hà nội đã lấy mức điểm chuẩn là 29,25 điểm. Có trường còn lấy mức điểm chuẩn là 30 điểm.

Thông tin từ Bộ GD&ĐT ngày 1/8 cho thấy, ngay trong đợt 1 xét tuyển ĐH chính quy đã có tới 170 trường tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên đã có 234 đơn vị (chiếm 73% số đơn vị tuyển sinh). Trong khi đó điểm trúng tuyển ở nhiều trường Đại học top giữa và dưới chỉ ở mức trên sàn 0,5 đến 1 hoặc 2 điểm. Không những vậy, nhiều trường chỉ lấy điểm trúng tuyển ngang sàn của Bộ GD&ĐT, nhưng chưa chắc đã tuyển đủ chỉ tiêu.

Xét tuyển Đại học trường quá tải, trường thiếu chỉ tiêu

Xét tuyển Đại học trường quá tải, trường thiếu chỉ tiêu

Có nên bỏ điểm cộng ưu tiên Đại học

Theo như một số ý kiến của các chuyên gia giáo dục tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: việc cộng điểm ưu tiên khu vực là chính sách tốt, cần duy trì, nhưng nên giảm số điểm cộng còn một nửa để tạo sự công bằng. Hiện tại, công thức của Bộ GD&ĐT là cộng 0,5 điểm với khu vực 2, một điểm với khu vực 2 nông thôn và 1,5 điểm với khu vực một. Mức cộng điểm ưu tiên không quá 3,5 điểm. Nếu như vẫn giữ mức điểm cộng hiện tại các thí sinh ở khu vực 3 sẽ khó tiếp cận được những trường top cao bởi mức điểm cộng không có. Bộ GD&ĐT nên đặt ra các nguyên tắc nhất định khi đưa tiêu chí phụ, tránh tình trạng cùng một nhóm ngành đào tạo ở các trường lại có tiêu chí phụ khác biệt.

Hay theo ý kiến của PGS Trần Văn Tớp, phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thực ra chính sách mà ưu tiên cho các con em vùng sâu vùng xa nằm trong chiến lược và chính sách của Đảng và nhà nước. Nhưng để tránh những trường hợp đó vùng sâu vùng xa nên theo chế độ khác như chế độ cử tuyển. Hoặc để bình đẳng hơn thì phải cân nhắc về điểm ưu tiên.

“Vì vậy, nếu có thể nghiên cứu để điều chỉnh điểm ưu tiên công bằng hơn. Tôi không đồng ý với bỏ hẳn. Cần cân nhắc, sửa đổi để không quá bất hợp lý. Có những thí sinh được ưu tiên tới 3-3,5 điểm là cao”- PGS Tớp nhấn mạnh.

Có thể thấy rằng, vấn đề điểm ưu tiên đã khiến cho rất nhiều thí sinh trượt Đại học, Bộ có nên xem xét lại việc cộng điểm ưu tiên sao cho hợp lý bởi mức điểm ưu tiên hiện tại quá cao, sẽ dẫn tới sự thiếu công bằng cho các thí sinh.