Y học lý giải nguyên nhân khiến con người bị giật mình?
Giật mình, rùng mình là hiện tượng mà chúng ta thường gặp hằng ngày, thậm chí cả lúc ngủ say. Vậy chuyên gia y tế lý giải gì về cảm giác ấy?
- Đường gân xanh trên cơ thể tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?
- Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo vò nát rau ngót rất nguy hiểm?
- Sự thật máy mắt không phải điềm báo lành dữ mà là bệnh về mắt
Y học lý giải nguyên nhân khiến con người bị giật mình?
Chỉ cần có ai đó hú òa sau lưng bạn khi bạn không để ý, trải qua cơn ác mộng ám ảnh thì bạn cũng có thể cảm thấy cơ thể bị giật mình. Dưới góc nhìn y học các chuyên gia nói gì?
Chuyên gia lý giải khái niệm bản chất của hiện tượng “Giật mình”
Chúng ta thường làm điều bất ngờ hay có tiếng động rất lớn để khiến cho người khác bị “hồn xiêu phách lạc” hay còn gọi là rùng mình, thậm chí chẳng có lý do gì tự nhiên cơ thể của chúng ta cũng cảm thấy rùng mình như thế. Vậy nguyên nhân và khái niệm giật mình là gì liệu có phải ai cũng biết không? Theo giảng viên đang công tác ở Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì Giật mình (startle) là một phản ứng tự nhiên của cơ thể con người nhằm mục đích là chống lại các kích thích bất ngờ và đột ngột đến bản thân. Việc này có thể được khẳng định như là một cơ chế tự phòng thủ của chúng ta đối vớ các tác động bên ngoài. Người càng dễ rùng mình thì càng là người cảnh giác cao vào có trí tưởng tượng tốt. Kể từ thuở sơ khai khi nền y học và các thầy thuốc còn chưa xuất hiện thì phản ứng tự nhiên này đã ra đời nhằm bảo vệ loài người trước những nguy cơ. Khi ấy trình độ tiến hóa chưa cao và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Trẻ sơ sinh rất hay bị giật mình
Có lẽ chính vì thế mà người ta nhận thấy trước bất kỳ sự kiện hay một sự việc có tác động thì bạn cũng đều nhận thấy bản thân rùng mình. Chính vì thế mà dần dần chúng ta đã biết cách điều chỉnh cho phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.
Theo lý giải của một giảng viên khác đang dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì biểu hiện của giật mình rất đơn giản: trước kích thích như ai đó hú òa hay gặp điều gì đó bất ngờ thì tự nhiên cwo thể của chúng ta đột nhiên co rúm lại, mắt nhắm, đầu hơi nghiêng về phía sau như tránh điều gì đó. Đây là hành động nhằm bảo vệ các cơ quan như: mắt, đầu và gáy. Các bác sĩ thần kinh cho răng đó cũng là nơi chứa rất nhiều các dây thần kinh quan trọng bên trong cơ thể nên cần bảo vệ. Lúc bạn giật mình thì tim đập nhanh hơn, đồng thời sản sinh ra nhiều hormone adrenaline, giúp cơ thể giảm đau. Bạn đã sẵn sàng đối phó với các tình huống tiếp theo đến với cơ thể.
Những điều ít ai biết về nguyên nhân dẫn đến việc giật mình
Chúng ta có thể nhớ lại lúc bạn giật mình khi tiếng động lớn, lạ, bất ngờ, đột ngột tác động đến bản thân. Tức là khi bạn bị rùng mình thì đi từ tai, cảm nhận và dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương não bộ, từ đó đưa ra phản ứng trả lời cho kích thích phù hợp. Phản ứng ấy là co rúm người và cảm giác như mình cần tự bảo vệ bản thân vì nguy hiểm sắp đến. Theo lý giải của một bác sĩ, cũng là giảng viên đang ở văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì phản ứng này có độ trễ của các phản xạ chỉ nhỏ hơn khoảng 10 mili giây, đảm bảo chắc chắn chúng ta phản ứng kịp.Giật mình ấy sẽ khiến bạn bị đứng tim hay hết hồn.
Những điều ít ai biết về nguyên nhân dẫn đến việc giật mình
Đối tượng hay bị giật mình nhất chính là trẻ sơ sinh vì chúng rất nhạy cảm, yếu và đang tiếp xúc, làm quen với môi trường xung quanh. Có thể thấy sự sợ hãi cũng ảnh hưởng tới quá trình này, tai nhạy cảm, tai càng thính và rất dễ giật mình. Cụ thể, con người 3 – 6 tháng tuổi, các bé đã bị phản ứng Moro khiến trẻ khóc lớn, mắt nhắm lại và đột nhiên giang tay ra hai bên. Khi nhận thấy bé có biểu hiện này bạn nên hết sức cẩn thận. Càng lớn thì bạn nhận biết nguy hiểm nên càng ít giật mình hơn.
Theo ý kiến của một bác sĩ chuyên gia phân tích thì nguyên nhân gây ra hiện tượng giật mình có thể là: áp lực công việc, stress, căng thẳng từ cuộc sống… bạn có thể thấy mình khi ngủ thường cảm giác như mình đang rơi từ trên một tòa nhà cao tầng xuống… và rồi giật mình tỉnh giấc. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn