Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu trẻ nhỏ
Có rất nhiều trẻ em bị tử vong do tai nạn trong nhà mà không được sơ cứu kịp thời. Điều dưỡng viên xin hướng dẫn một số kỹ thuật sơ cứu cơ bản các bậc phụ huynh nên biết để áp dụng khi nguy cấp.
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng.
Khi trẻ bị bỏng, cha mẹ cần làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong khoảng 10 phút. Việc này giúp làm giảm sưng phồng. Cởi quần áo trẻ da, nếu quần á dính vào vết bỏng thì để nguyên vì nếu cởi ra sẽ khiến lớp da của trẻ cũng bị bong ra theo quần áo.
Sau đó bạn sử dụng nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch để băng vết thương lại. Nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn lòng bàn tay, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị bỏng
Cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật.
Khi trẻ bị điện giật, cha mẹ cần tắt nguồn điện ngay lập tức khi có thể, không được chạm vào trẻ nếu như vẫn còn nguồn điện.
Nếu như phải tiếp xúc với trẻ mới có thể lấy nguồn điện ra thì hãy đứng trên vật liệu cách điện khô như tấm gỗ, cuốn sách, ghế gỗ, và dùng vật liệu cách điện như cây chổi gỗ, gậy gỗ để đẩy nguồn điện ra, hoặc có thể dùng dây thừng thòng vào chân hoặc tay trẻ để kéo ra.
Kiểm tra hơi thở của trẻ, nếu trẻ bị ngất nhưng vẫn thở, cha mẹ hãy đặt chúng về tư thế hồi phục. Sau đó gọi cấp cứu ngay.
Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật.
Khi bị hóc phải các dị vật, trẻ có thể bị khó thở do vật chắn ngang đường thở. Nếu như không nhanh chóng lấy dị vật ra trẻ có thể bị ngạt thở dẫn đến tử vong.
Để lấy được dị vật ra, bạn cần phải xem xét trẻ bị học phải vật gì, vật đó đang ở vị trí nào, chỉ lấy ra khi chắc chắn có thể lấy được mà không đẩy chúng sâu vào họng.
Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị hóc
Giảng viên Bộ môn Điều dưỡng – Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, với trẻ hơn 12 tháng tuổi, hãy đặt trẻ nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.
Còn đối với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ hãy đặt bé nằm sấp trên cánh tay mình, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.
Nếu như làm cách trên mà vẫn không lấy được dị vật ra thì bạn hãy lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người trẻ xuống, dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào miệng trẻ. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
Đối với trẻ trên 1 tuổi, đứng đằng sau trẻ và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực, đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Lặp lại cách làm như vậy 5 lần.
Nếu như đã thử làm nhiều cách mà vẫn không hiệu quả, cha mẹ cần gọi cấp cứu ngay lập tức và tiếp tục sơ cứu đến khi bác sĩ đến.
Cách sơ cứu khi trẻ bị thương và chảy nhiều máu.
Nếu như trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy máu nhiều, cha mẹ hãy rửa sạch, lau khô tay bạn và đeo găng.
Nâng cao vết thương lên để máu chảy về các cơ quan nội tạng mà không chảy đi mất. Kiểm tra vết thương của trẻ xem có vật gì gắn vào vết thương không, nếu có thì vẫn để nguyên vì lấy ra sẽ khiến vết thương chảy nhiều máu hơn.
Dùng miếng vải sạch buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Cha mẹ cần gọi điện cấp cứu ngay lập tức.
Cách sơ cứu khi trẻ bị thương nhẹ
Nếu quan sát không có dị vật gắn ở vết thương thì lấy một miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh nhưng không được chặt quá để máu vẫn lưu thông được. Hãy gọi cấp cứu tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Trên đây là một số cách sơ cứu cho trẻ nhỏ trong một số tình huống nguy cấp các cha mẹ nên nắm được.
Làm thế nào để trở thành Điều dưỡng viên chuyên nghiệp?
Để trở thành Điều dưỡng viên, bạn có thể đăng ký học Cao đẳng Điều dưỡng. Nếu bạn có nguyện vọng học Cao đẳng Điều dưỡng, có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại link: ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2016
Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng đến địa chỉ số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Nguồn: caodangduochoc.edu.vn.