Tình trạng bé “khóc ban đêm” nguyên nhân là do đâu?

Chăm sóc trẻ không bao giờ là một công việc dễ dàng đối với bố mẹ. Bố mẹ luôn bất ngờ với sự thay đổi của con, cả chuyện trẻ biếng ăn, khóc vào ban đêm khi đã dùng mọi cách

Trẻ quấy khóc vào ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Trẻ quấy khóc vào ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ QUẤY KHÓC BAN ĐÊM?

Những nguyên khiến trẻ thường quấy khóc vào ban đêm là:

  • Khi trẻ đang ngủ và gặp ác mộng

Các bé có thể thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.

  • Khi trẻ thiếu canxi khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

  • Khi trẻ bị đau và khó chịu khi mọc răng

Khi bé được 5 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng và đến giai đoạn được hai tuổi răng sẽ mọc đủ. Bé khóc đêm có thể do cảm giác bị đau hay khó chịu khi mọc răng mà quấy khóc.

Mẹ hãy để ý đến phần gò má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có sốt nhẹ… thì lúc đó bé đang trong giai đoạn mọc răng đấy. Khi thấy bé khóc đêm nhiều do mọc răng thì mẹ nên dùng biện pháp chườm lạnh cho con để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Khi răng bé mọc dài ra, hết đau thì giấc ngủ bé sẽ về trạng thái cũ.

  • Bé bị nghẹt mũi trong lúc ngủ khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm

Có những lúc bé bị nghẹt mũi nhất là những bé nhỏ rất hay bị, thì cơ thể của bé sẽ tự chuyển qua động tác thở bằng miệng. Việc hít thở bằng miệng khiến không khí khô bên ngoài tác động vào cổ họng làm cho bé bị khô họng dẫn đến ho khan và gây cảm giác rất khó chịu, chưa kể cảm giác khó chịu khi bị nghẹt mũi nữa nên bé sẽ không ngủ được mà khóc.

Lúc này, các mẹ nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi bé, làm mềm vảy mũi, làm sạch bộ phận xoang mũi, từ đó bé mới hít thở được dễ dàng và tiếp tục ngủ ngon giấc.

  • Do nhiệt độ phòng ngủ khiến trẻ quấy khóc

Nhiệt độ phòng ngủ của bé phải được điều chỉnh sao cho thích hợp, không nên nóng quá hay lạnh quá, nên mặc áo ấm hơn là đắp mền cho bé vì bé hay đạp bỏ mền khi ngủ sẽ dễ bị cảm lạnh.

  • Do tiếng ồn khiến trẻ bị đánh thức và quấy khóc

Tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi bé đang ngủ có thể đánh thức bé, làm bé bị giật mình và quấy khóc.

  • Bé hoạt động quá mức khiến trẻ quấy khóc

Do hệ thống thần kinh của bé phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ bé vẫn còn trong trạng thái hưng phấn khiến cho bé đột nhiên la khóc khi đang ngủ. Hiện tượng này xảy ra giống như bé gặp phải ác mộng vậy.Vì thế, ban ngày mẹ không nên để bé hoạt động vui chơi quá mức làm não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ bé được an lành.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BÉ KHÓC ĐÊM LÀ GÌ?

Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn… sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao.
Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ.
  • Không nô đùa quá trớn trước giờ đi ngủ.
  • Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ.
  • Khi bé ngủ, không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé và cho bé bú.
  • Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh.
  • Không để đèn quá sáng khi bé ngủ. Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi. Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vịn hai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.