Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuôc điều trị táo bón, vậy các thuốc đó được phân loại theo những tiêu chí gì và có cơ chế tác dụng ra sao?
- Saffron – nhụy hoa nghệ tây có phải là “thần dược” như bạn nghĩ?
- Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu về ngộ độc Paracetamol
- Người đàn ông khoẻ mạnh, tử vong sau 2 ngày vào viện vì sốt xuất huyết
Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó
Bài viết sau đây, các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về các nhóm thuốc điều trị táo bón!
CÁC NHÓM THUỐC NHUẬN TRÀNG
Táo bón là 1 triệu chứng bệnh được định nghĩa là tình trạng đi đại tiện khó, phân khô, khoảng cách giữa các lần đại tiện dài hơn bình thường (ít hơn 3 lần/ tuần). Dưới đây là chia sẻ của các Dược sĩ Cao đẳng Dược về các nhóm thuốc nhuận tràng.
Nhóm thuốc nhuận tràng tăng tạo khối lượng phân
Bao gồm các thuốc:
- Psyllium
- Polycarbophil
- Methylcellulose,…
Nhóm thuốc này chỉ dùng khi không thể tăng khẩu phần ăn nhiều chất xơ trong bữa ăn. Tác dụng là giữ nước, làm trương nở các polysaccarit này trong nước tạo thành một khối gel do đó làm tăng thể tích phân và giảm độ cứng của phân. Nhóm thuốc này có tác dụng chậm nhưng khá an toàn khi dùng lâu dài, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Tác dụng phụ của nhóm này thường là đầy hơi, trướng bụng…
Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
Bao gồm các thuốc:
- Tác động lên bề mặt: Acid mật
- Dẫn xuất Diphenylmethan: Phenolphtalein, Bisacodyl, Natri Picosulfat
- Ricinoleic acid: Dầu thầu dầu…
- Anthraquinon: Sena, cascara sagrada, Aloe, Rhibard
Nhóm thuốc này tác động bằng cách kích thích trực tiếp vào hệ thống thần kinh đại tràng tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Tác dụng thường xảy ra trong vòng 8-12 giờ, viên đặt tác dụng nhanh hơn 20-60 phút.
Lưu ý: Không nên dùng quá 1 tuần vì có thể gây quặn bụng, tiêu chảy; dùng lâu dài có nguy cơ ung thư. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu bao gồm:
- Muối Magnesi và phosphat 5-10g/ngày: Tác dụng nhanh nhưng có nguy cơ tiêu chảy khi dùng liều cao
- Đường Lactulose 20-40g/ ngày: Tác dụng tương đối chậm nhưng an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh,….
- Sorbitol 10-20g/ngày
- Polyethylen glycol
Tác dụng: đây là những dung dịch ưu trương nên làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột do đó gây giữ nước, làm mềm phân, tăng nhu động ruột.
Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Poloxamer, Dehydrocholat, Docusat Natri, Docusat Calci, Docusat Kali
Đây là các chất diện hoạt anion nên chúng đóng vai trò là các chất nhũ hóa, giúp nhũ hóa các chất tạo phân. Tác dụng nhóm này tương đối chậm
Nhóm bôi trơn
Nhóm bôi trơn: Dầu khoáng (parafin). Dầu khoáng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân và niêm mạc ruột, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột.
Glycerin đặt hậu môn
Glycerin đặt hậu môn: Có tác dụng hút dịch vào đại tràng.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược
KHUYẾN CÁO DÙNG THUỐC NHUẬN TRÀNG
Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo khi dùng thuốc nhuận tràng:
- Dùng ngắt quãng, không nên dùng kéo dài
- Nên dùng luân phiên các thuốc nhuận tràng
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích nên hạn chế sử dụng vì nguy cơ bệnh đại tràng đen
Sử dụng các thuốc điều trị táo bón hiệu quả còn rất hạn chế, kết quả thành công nhất vẫn là: Liệu pháp tâm lý, thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi chế độ ăn tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.