Bộ Y tế lên tiếng khi có 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE FIVE
Ngoài 2 trẻ Nam Định tử vong tại nhà sau tiêm vắc xin 5in 1, đã có thêm bé gái 70 ngày tuổi ở Hà Nội không qua khỏi. Trước diễn biến phức tạp trên, Bộ Y tế nói gì?
- Vợ Bác sĩ Lương viết đơn xin cho chồng vắng mặt trong phiên tòa xét xử
- Phiên tòa xét xử mới: Trương Quý Dương lần đầu hầu tòa, BS Lương vắng mặt
- Bác sĩ Lương phải điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần trước ngày tòa xử
Bộ Y tế lên tiếng khi có 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE FIVE
Được biết, sau khi có 3 trường hợp tử vong bất thường liên quan đến việc tiêm văc xin mới chuyển đổi ComBE FIVE (vaccine 5 trong 1), Bộ Y tế đã có công Ɖіện gửi các sở y tế tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác tiêm chủng an toàn và hiệu quả.
3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin 5in1: Bộ Y tế gửi công điện đến các sở y tế
Theo thông tin được cập nhật trên trang tin tức y tế mới nhất của Cao đẳng Dược năm 2019 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì còn có việc Bộ Y tế gửi công điện đến các sở y tế tỉnh thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường an toàn trong tiêm chủng vắc xin cho trẻ. Cụ thể, nội dung công văn nêu rõ: Từ khi Bộ Y tế có quyết định sử dụng vaccine ComBE FIVE thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng, đến ngày 9/1/2019, đã có 28 tỉnh, thành triển khai tiêm vaccine này. Số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ. Cũng theo báo cáo thì ngoài những phản ứng thông thường như trẻ sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, khó chịu, quấy khóc thì Bộ cũng đã ghi nhận một số trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao, quấy khóc kéo dài, co ɡіật ở một số địa phương trên cả nước. Theo đó, tỷ lệ khoảng 0,05%. Tuy nhiên sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị thì trẻ đều đã khỏi và xuất viện về nhà. Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ y tế của các cơ sở y tế tiêm chủng cũng như cán bộ y tế tuyến huyện chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn nhưng chưa thuần thục về khám sàng lọc, đặc biệt xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng. Đồng thời chỉ những cơ sở tiêm chủng có cán bộ y tế đã được tập huấn và có kỹ năng về xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng mới được tiến hành tiêm chủng vắc xin mới. Đồng thời yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên cả nước phải có phác đồ xử trí phản vệ và được treo tại điểm tiêm chủng cho trẻ. Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng cử cán bộ có trình độ chuyên môn từ tuyến trên tăng cường cho các Trạm Y tế xã, phường trong việc khám sàng lọc, cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng. Đặc biệt là những Trạm không có bác sĩ hoặc những xã, phường khó khăn. Theo đó, theo giảng viên tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y năm 2019 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cần tư vấn cho các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện các triệu chứng của trẻ như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co ɡіật, sưng đau tại chỗ tiêm… để đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám, xử trí cũng như cấp cứu kịp thời để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh; Những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm và cách theo dõi, chăm sóc, xử trí khi trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.
3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin 5in1: Bộ Y tế gửi công điện đến các sở y tế
Chuyên gia y tế hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin ComBE Five
Theo đó, các chuyên gia y tế cũng khuyên phụ huynh nên cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi sau khi tiêm. Bởi vì đây là cách để để kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý mà phụ huynh có con nhỏ cần nhớ:
- Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
+ Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.
+ Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
- Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
+ Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
+ Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ
+ Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
+ Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ… Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú, co ɡіật, phát ban.
+ Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.
- Lưu ý không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi Sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.
Nguồn caodangduochoc.edu.vn