Đón giao thừa trong bệnh viện: Bác sĩ chỉ mong nhanh hết Tết

Đón giao thừa trong bệnh viện: Bác sĩ chỉ mong nhanh hết Tết

Khi người người nhà nhà nô nức, hồi hội đón năm mới bên gia đình, bạn bè và người thân thì những cán bộ ngành Y vẫn đang cặm cụi, miệt mài giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Đón giao thừa trong bệnh viện: Bác sĩ chỉ mong nhanh hết Tết

Đón giao thừa trong bệnh viện: Bác sĩ chỉ mong nhanh hết Tết

Họ xứng đáng được gọi là những thiên thần khi tự nguyện hi sinh niềm vui của bản thân để hoàn thành trách nhiệm cao cả của một thầy thuốc. Họ chẳng mong Tết đến mà chỉ mong nhanh hết Tết mà thôi.

Bác sĩ hưởng trọn Hỉ, nộ, ái, ố khi đón giao thừa và trực tết tại bệnh viện

Đó là trải lòng của một bác sĩ đã dành trọn 30 năm công tác trong ngành Y là ngần ấy năm đón giao thừa tại bệnh viện. Bác sĩ tâm sự: “Kết thúc năm 2018 của tôi có thể là ca mổ cột sống của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Còn giao thừa và trực tết, suốt 30 năm làm trong ngành y cũng gần như từng đấy năm tôi đón giao thừa tại bệnh viện. Khoảnh khắc giao thừa, lúc có bệnh nhân, tất cả anh em dồn lực vì người bệnh. Khi rảnh, các bác sĩ mới có thời gian nghĩ đến thời khắc chuyển mùa”. Khi đất trời chuyển Đông sang xuân, khi tiếng pháo giao thừa rộn ràng cũng là thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa ngày và đêm, giừa năm cũ và năm mới, người ta chúc nhau những lời chúc hạnh phúc, vui vẻ và đủ đầy.

Còn nơi phòng cấp cứu và giường bệnh thì bác sĩ chỉ có thể tranh thủ lúc rảnh ra ngoài hành lang ngó chùm pháo hoa từ xa, nhìn ra đường xem người ta đi chơi thật vui. Còn khi đã có mạng xã hội thì sẽ lướt mạng chúc nhau trên facbook để cùng nhau cố gắng hơn cho năm mới, cứu được nhiều bệnh nhân nặng hơn, mong bình an sẽ đến. Một Điều Dưỡng viên, cựu sinh viên học Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã đón những đêm giao thừa như thế cũng khá hiểu. “Cái đêm giao thừa đầu tiên trực bệnh viện, tôi đã phải làm việc hết năng suất vì số lượng bệnh nhân nhập viện vì tai nạn tăng vọt nên chúng tôi phải làm việc thâu đêm tới sáng, pháo nổ lúc nào, 12 giờ qua khi nào cũng chẳng ai biết. Nhiều khi đang vui đón năm mới mà người thì khóc lóc, vật vã, người than đau, người thẫn thờ tiễn người thân sang thế giới bên kia. Bao nhiêu cảm xúc cứ ùa về một lúc như thế. Phải vững tâm lắm thì cán bộ ngành Y mới có thể vượt qua những đêm đón giao thừa tại bệnh viện một cách bình yên nhất.

Bác sĩ hưởng trọn Hỉ, nộ, ái, ố khi đón giao thừa và trực tết tại bệnh viện

Bác sĩ hưởng trọn Hỉ, nộ, ái, ố khi đón giao thừa và trực tết tại bệnh viện

Nỗi sợ chung của người ngành Y ngày Tết: Sợ Tết kéo dài

 Một bác sĩ vừa mới trải qua những ngày nghỉ Tết Dương lịch cho hay: “Năm nay có 4 ngày nghỉ, tôi trực 2, đêm nay (31/12 và ngày mai 1/1/2019). Hiện tại, khoa cấp cứu đang quá tải bệnh nhân và quá tải về máy thở để thở máy cho bệnh nhân. Phần nhiều là các bệnh nhân chấn thương phải phẫu thuật và các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính do thời tiết rét một cách đột ngột và rét sâu nên bệnh nặng lên phải nhập viện ngày càng đông. Và thời điểm này, số bệnh nhân nặng gặp nguy hiểm cũng tăng mạnh khiến cho anh em đồng nghiệp trực Tết đều có chung một nỗi sợ: Sợ Tết và sợ Tết kéo dài.

Theo thống kê trên trang tin y tế của Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì có thể nhận thấy số lượng bệnh nhân tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, các khoa hệ Ngoại, các phòng cấp cứu của các khoa lâm sàng khác đã chật kín bệnh nhân nặng; trang thiết bị, thuốc men đã được huy động tối đa. Các khoa vẫn liên tục gọi điện báo làm thêm giờ cho cán bộ thường trú đến tăng cường cấp cứu bệnh nhân. Đó cũng là tình trạng chung của nhiều bệnh viện, cơ sở y tế những ngày trước, trong và sau Tết. Một bác sĩ tâm sự: “Có lẽ thời gian làm hồi sức cấp cứu là thời gian trực tết nhiều cảm xúc nhất, khi tôi mới ra trường xin vào một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh học việc không lương. Mặc dù ngày ấy làm không tiền nhưng hăng say không biết mệt mỏi, ngày đó, tôi trực tuần 3 buổi, trực 24 giờ, không bao giờ ra trực, tức là nghỉ buổi chiều hôm sau. Thời đó, hàng ngày tôi tiếp xúc với những bệnh nhân nặng nhất bệnh viện, lúc nào cũng trong tâm lý bệnh nhân có thể tử vong”

Và những ngày cuối năm, khi Điều Dưỡng tranh thủ chuẩn bị chút đồ ăn đón giao thừa còn bác sĩ vẫn cứ xoay quanh bệnh nhân suốt. Thậm chí, có đêm giao thừa vẫn gặp phải ca cấp cứu mà người nhà bệnh nhân hách dịch hay một số dân xã hội đen, khi đó luôn phải tỉnh táo giữ thái độ ôn hòa”. Và những người làm nghề Y đều sợ Tết và sợ Tết kéo dài là vì thế.

Trang Minh