Nhiều bệnh viện tại TP.HCM “KHÓC TIẾNG MÁN” vì không mua được thuốc
Nhiều bệnh viện tại khu vực TP.HCM đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn vì không mua được thuốc chữa bệnh do giá đấu thầu thấp hơn giá công ty muốn bán ra thị trường.
- Rùng mình trước hình ảnh của cô gái trẻ sau khi giảm 141kg trong 1,5 năm
- Sốc: Nữ sinh 19 tuổi bị nhiễm trùng hoại tử vùng mũi vì filler nâng mũi
- Nhiều thiếu nữ suýt bỏ mạng vì lạm dụng việc bán trứng trái phép
Nhiều bệnh viện tại TP.HCM “KHÓC TIẾNG MÁN” vì không mua được thuốc
Cụ thể, vào đầu tháng 7/2018, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được trúng thầu thuốc cho năm 2018, tuy nhiên bệnh viện này không thể mua được 52 loại thuốc do giá kế hoạch thấp hơn giá công ty muốn bán. Đặc biệt, bệnh viện muốn mua nhiều loại thuốc với số lượng lớn, giá trị lên đến vài trăm triệu đồng nhưng không có công ty nào tham gia đấu thầu.
Nhiều bệnh viện không mua được nhiều loại thuốc vì giá đấu thầu quá thấp
Mới đây, trên trang thông tin của thầy và trò Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã thông tin về việc nhiều bệnh viện ở TP.HCM không thể đấu thầu mua thuốc được vì giá thấp hơn so với giá mà các công ty sản xuất muốn bán. Đơn cử như bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã mở gói thầu cho thuốc chứa hoạt chất Donepezil hydrochloride 10mg, giá muốn mua khoảng 77.000 đồng, số lượng 12.000 viên, tổng giá trị mời thầu cho mặt hàng này hơn 972 triệu đồng. Có thể đánh giá đây là loại thuốc hướng thần, được chỉ định điều trị các triệu chứng liên quan đến giảm trí nhớ mức độ nhẹ hoặc vừa trong bệnh Alzheimer. Hay thuốc tiêm Fentanyl 0,1mg/2ml (loại thuốc giảm đau mạnh), đơn vị này cũng muốn mua 50.000 ống với giá khoảng 11.000 đồng/ống 2ml, tổng giá trị lên tới 590 triệu đồng nhưng không có công ty nào muốn bán.
Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc số lượng lớn, trị giá cả trăm triệu đồng nhưng không công ty nào tham dự thầu như các thuốc: thuốc tiêm Galantamin 5mg/1ml, hơn 418 triệu đồng; thuốc chứa hoạt chất Paracetamol 325mg + tramadol 37,5mg được mua đến 200.000 viên với tổng giá trị 800 triệu đồng; thuốc viên Felodipin 5mg, giá 270 triệu đồng, thuốc viên Diacerein 50mg với nhu cầu mua đến 644 triệu đồng…Tương tự với nhiều bệnh viện khác thì ở các bệnh viện áp thầu (không tổ chức đấu thầu mà dựa vào kết quả trúng thầu của bệnh viện khác để mua).
Đại diện Bệnh viện huyện Bình Chánh khẳng định chỉ mua được 76% loại thuốc generic (thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn thuốc gốc do hết thời hạn bản quyền) do nhiều mặt hàng có giá kế hoạch thấp hơn giá công ty. Trong số 12 loại thuốc có giá kế hoạch thấp hơn giá chào của công ty chủ yếu là thuốc tiêm truyền như: Glucose chai 250ml, Fentanyl 0,1mg/2ml, Dobutamin 250mg/20ml, Midazolam 5mg/1ml…Dược sĩ Phạm Hữu Phước – Trưởng khoa Dược, Bệnh viện huyện Nhà Bè, cho biết, bệnh viện này cũng chưa mua được một số loại thuốc do giá muốn mua thấp hơn giá công ty muốn bán. Chẳng hạn bệnh viện muốn mua 9.400 lọ kháng sinh dạng chích Augmentin 1,2g với giá 42.210 đồng/lọ. Trong khi đó, Công ty Smithline của Anh nhập khẩu về Việt Nam, chào bán ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM giá 42.308/lọ. Vì vậy, Bệnh viện Nhà Bè đang trình lại Sở Y tế kế hoạch mới để mua thuốc với giá 42.308 đồng/lọ. Nhiều loại thuốc của Việt Nam Nam như Lisonopril Stada 10mg, bệnh viện mời giá 2.000 đồng/viên, trong khi công ty dược trúng thầu ở Bệnh viện Nguyễn Trãi vào tháng 7/2018 đến 2.300 đồng/viên nên cũng không mua được. Thông tin cho sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: “Thông tư số 11/2016/TT-BYT về đấu thầu thuốc có quy định khi lập kế hoạch đấu thầu, bệnh viện phải tham khảo giá thuốc trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế khác nhưng giá kế hoạch (giá mời thầu) không được cao hơn giá trúng thầu”. Vì thế, nhiều bệnh viện không mua được thuốc vì giá đấu thầu thấp hơn giá công ty muốn bán.
Nhiều bệnh viện không mua được nhiều loại thuốc vì giá đấu thầu quá thấp
Bệnh viện đấu thầu giá thuốc nhằm liên kết với công ty Dược
Trước tình hình này, đại diện các công ty Dược cho hay, sở dĩ giá thuốc chữa bệnh tăng hơn so với giá kế hoạch của các bệnh viện vì nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc, tỷ giá đồng đô la Mỹ liên tục tăng… Giá thuốc tăng mới không bị lỗ vốn.
Phân tích từ Dược sĩ Dũng, bệnh viện xây dựng giá kế hoạch dựa trên giá trúng thầu của lần liền kề trước đó, nhưng nếu công ty thông báo giá thuốc tăng thì việc xây dựng giá kế hoạch cũng phải được điều chỉnh sao cho phù hợp. Giá kế hoạch lúc này được xây dựng dựa trên báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau để tìm giá thấp nhất, nhưng không được cao hơn giá công ty kê khai hoặc kê khai lại với Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Được biết, những năm qua, giá thuốc không có biến động nhiều và khá ổn định. Thậm chí giá một số mặt hàng thuốc trong nước còn giảm nên rất thuận lợi cho việc lập giá kế hoạch trong đấu thầu mua thuốc của các bệnh viện. Tuy nhiên, nếu công ty Dược đã báo giá thuốc mới mà vẫn xây dựng kế hoạch đấu thầu cũ thì việc không mua được nhiều loại thuốc là điều đương nhiên.
Sở Y tế cho biết kể từ đợt đấu thầu tới (2018 – 2019), Sở Y tế sẽ bắt buộc các bệnh viện tuyến quận, huyện phải tổ chức đấu thầu rộng rãi để buộc nhà cung ứng cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh. Vì nếu áp thầu, bệnh viện sẽ không ràng buộc được công ty cung cấp đủ thuốc, đúng hẹn.
Trang Minh