Dự thảo Luật GDĐH: Không nhắc đến việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
Bộ Y tế khẳng định Dự thảo luật Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) chưa đề cập đến đặc thù trong đào tạo nhân lực ngành Y, thậm chí, không có việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú.
- Nếu không muốn mắc bệnh, bạn phải “cách ly” với thứ gì trong bệnh viện?
- Sản phụ 37 tuổi thoát chết trong gang tấc nhờ 10 y bác sĩ thay nhau hiến máu cứu
- Dược sĩ cho thuê bằng mở quầy bán thuốc sẽ bị Bộ Y tế xử lý như thế nào?
Dự thảo Luật GDĐH: Không nhắc đến việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
Theo đó, nội dung rất quan trọng của Luật là về trình độ và văn bằng giáo dục ĐH cũng không nói việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú. Còn Bộ GD&ĐT cũng đã tham khảo Luật ĐH của một số nước thì chưa thấy có nước nào quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú trong Luật GDĐH.
Dự thảo Luật GDĐH không có nội dung đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
Trên trang tin giáo dục của Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã thông tin về việc Bộ Y tế cho rằng Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn giỏi, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ĐH, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên, sau khi học 6 năm thì để trở thành 1 bác sĩ, bạn phải tham gia chương trình đào tạo bác sĩ bao gồm các hợp phần, nội dung thực hành và các giai đoạn trải nghiệm công việc trực tiếp tại các cơ sở y tế dựa trên các nền tảng lý thuyết. Chương trình đào tạo và năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ. Khi Hệ thống trình độ đào tạo và văn bằng thường theo hai định hướng đào tạo là hướng hàn lâm (academic) và hướng chuyên nghiệp (professional) thì việc đào tạo bác sĩ đi theo hướng chuyên nghiệp, nhưng trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục ĐH của các đối tượng gồm bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Điều đáng nói là những luật giáo dục hiện hành của Việt Nam chỉ giữ về văn bằng (bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư) mà bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu (trong y tế có chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú). Đặc biệt, trong dự thảo giáo dục đại học lần này cũng không nhắc đến việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ nội trú.
Dự thảo Luật GDĐH không có nội dung đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
Bộ Giáo dục nói gì khi dự thảo GDĐH không nhắc đến ngành Y?
Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, thành viên ban soạn thảo (BST) cho biết khi sửa Luật GDĐH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số Dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về nhân lực (bác sĩ, dược sĩ…) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (liên kết đào tạo)… và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó.
Bà Phụng cũng cho hay theo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới đã có dự thảo thì việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ nghề và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc thẩm quyền của hiệp hội nghề nghiệp hoặc của cơ quan quản lý chuyên môn. Vì thế, việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư…) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới. Chức danh này chỉ gặp trong mô hình đào tạo của Liên xô và một số nước Đông Âu trước đây. Nhiều nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia Indonesia, Đức, Trung Quốc… cũng không quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú trong Luật GDĐH.
Trang Minh