Vì sao 5 năm không bác sĩ nào muốn về khoa Hồi Sức của BV Bạch Mai?
Được xem là khoa nóng nhất của Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Hồi Sức luôn ở trong tình trạng khan hiếm bác sĩ điều trị. Giáo sư Nguyễn Gia Bình Nguyên trưởng khoa hé lộ nguyên nhân sâu xa.
- Vụ 7 người tử vong tại Lễ hội âm nhạc do vỡ nội tạng khi dùng ma túy quá liều
- Bệnh viện Nhân dân 115 cầu cứu Sở Y tế vì bị quá tải bệnh nhân thở máy
- Sinh nghề tử nghiệp: Nữ bác sĩ điếc hoàn toàn vì bị lây quai bị từ bệnh nhân
Vì sao 5 năm không bác sĩ nào muốn về khoa Hồi Sức của BV Bạch Mai?
Theo đó, không chỉ lượng bệnh nhân được tiếp nhận vào khoa này rất đông và hầu hết đều được tiên lượng sống chỉ được 1% dù đã cố gắng hết sức mà còn nhiều nguyên nhân khiến hầu hết bác sĩ đều từ chối về khoa Hồi sức tích cực công tác.
Khoa Hồi sức tích cực được xem là khoa nóng nhất của Bệnh viện Bạch Mai
Trên trang Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã thông tin về việc GS Nguyễn Gia Bình chia sẻ, ở khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có các bệnh nhân nặng, nguy kịch và rơi vào trang thái thậm chí có bệnh nhân chỉ còn tiên lượng sống 1%. Tuy nhiên, với lương tâm của một thầy thuốc, các bác sĩ vẫn luôn làm hết mình để giành giật sự sống cho người bệnh từ thần chết. Tuy nhiên, ngoài áp lực thì khoa Hồi Sức tích cực cũng bị nhiều bác sĩ từ chối về công tác vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể nhận thấy khoa Hồi sức tích cực với những bệnh nhân thở máy, bệnh nhân phải lọc máu ngoài cơ thể, máy tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO). Bởi vậy, nhân viên y tế ở đây rất căng thẳng và mệt mỏi với áp lực công việc và sự tác động từ người nhà bệnh nhân. Theo chia sẻ của một Điều Dưỡng viên, cựu sinh viên học Cao đẳng Điều Dưỡng chia sẻ ở khoa này luôn nghe thấy tiếng của máy móc và sự vội vã của y bác sĩ họ phải tranh thủ từng phút để dành giật sự sống cho bệnh nhân.
Được biết, Bệnh viện Bạch Mai là Bệnh viện lớn nhất miền Bắc. Số bệnh nhân đến thăm khám lên đến hàng 6-8 nghìn mỗi ngày, nhiều bệnh nhân nặng và khoa Hồi Sức tích cực là khoa nặng nhất. Theo GS Nguyễn Gia Bình – Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai tâm sự đây là “chiến tuyến căng thẳng nhất của bác sĩ” của bệnh viện. Đó là nguyên nhân mà 5 năm nay, bác sĩ Bình không thể tìm được bác sĩ về làm tại khoa và điều dưỡng cũng chán muốn đi tìm việc khác.
Khoa Hồi sức tích cực được xem là khoa nóng nhất của Bệnh viện Bạch Mai
5 năm không tìm được bác sĩ về công tác và điều trị cho bệnh nhân
Theo GS Bình, bác sĩ chọn hồi sức tích cực ở bất cứ chuyên khoa nào, bệnh viện nào trên cả nước nhìn chung cũng vất vả, trách nhiệm nặng nề. So sánh với nền y tế của các nước như Mỹ hay các nước phát triển khác, có 1 điều dưỡng phục vụ 1 bệnh nhân/ 8 giờ, liên tục 24/24 thì tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai chỉ có 15 Điều Dưỡng/ mỗi ca 8 giờ phục vụ hơn 40 bệnh nhân. Ngoài công việc chuyên môn Điều dưỡng còn phải chạy đi chạy lại làm các thủ tục thanh toán, lĩnh vật tư, lấy dịch lọc… cho người bệnh và người nhà. Chính vì công việc quá nhiều nên họ không muốn tiếp tục công tác.
Bác sĩ Bình nói thêm: “Mọi người cứ chờ ngày lễ, ngày tết để nghỉ ngơi chứ bác sĩ và điều dưỡng ở đây cứ ngày tết ngày nghỉ là sợ lắm, càng nghỉ dài càng sợ vì những ngày ấy, bệnh nhân dồn về bệnh viện rất đông. Áp lực gần như từ sáng tới tối không có giờ nghỉ, với nhiệm vụ là cứu sống những người bệnh nặng, nhiều rủi ro tai nạn nghề nghiệp , thu nhập thấp nên rất ít bác sĩ có thể chịu được áp lực công việc tại khoa có lẽ vì thế mà các bác sĩ rất e dè khi về các khoa hồi sức cấp cứu”. Bởi thế, ông cũng nói đùa rằng: “ai muốn xin về khoa tôi đều hỏi vợ làm nghề gì, hoặc chồng làm nghề gì, thứ nhất có đủ kinh tế nuôi vợ, nuôi chồng, thứ hai có chấp nhận được giờ căng thẳng của một nhân viên y tế”.
Tìm hiểu về câu chuyện của Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai để thấy rằng áp lực của nhân viên y tế của Việt Nam ngày càng tăng lên. Bởi vậy, các bạn sinh viên học các ngành Y dược như Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt và vượt qua, đủ bản lĩnh gắn bó với nghề.
Trang Minh