Vì sao chẳng mấy ai tin nghề Điều Dưỡng viên là một nghề lắm cơ cực?
Dù hầu hết Điều Dưỡng viên phần đông là nữ giới và công việc vất vả, hi sinh không kém gì nghề thầy thuốc nhưng thử hỏi, đã mấy ai nhớ và biết sự cống hiến thầm lặng của họ.
- 16 điểm 3 môn thi THPT Quốc gia năm 2018 vẫn được học Đại học Y khoa?
- ĐH Y Hà Nội, ngành Y đa khoa dự kiến lấy điểm chuẩn là 26,25 điểm
- Từ năm 2020: Để được cấp chứng chỉ hành nghề, bác sĩ phải thi sát hạch
Vì sao chẳng mấy ai tin nghề Điều Dưỡng viên là một nghề lắm cơ cực?
Theo thống kê mới nhất thì hiện tại có đến ¾ cán bộ, nhân viên là Điều Dưỡng viên tại các bệnh viện đều là nữ giới và công việc của họ cũng vất vả lắm. Tuy nhiên, khi nhắc đến nghề Y người ta nghĩ nhiều về người bác sĩ mà quên đi sự đóng góp của người Điều Dưỡng viên.
Chẳng mấy ai tin nghề Điều Dưỡng viên là một nghề cơ cực và vất vả
Kể về công việc đầy nhọc nhằn và hi sinh của mình trong một ngày cực kỳ bận rộn, chị Phan Thị Dung, hiện đảm nhận chức vụ Điều Dưỡng trưởng của bệnh viện Việt Đức chỉ có thể trò chuyện hơn 10 phút trước giờ họp cơ quan. Điều đó chứng tỏ áp lực và số lượng bệnh nhân của bệnh viện này đang ở giờ cao điểm, Điều Dưỡng viên bao giờ cũng luôn tay luôn chân và chỉ có thể tranh thủ thời gian rảnh tay để nghỉ ngơi và làm các công việc ngoài chuyên môn khác. Là người đứng đầu khối Điều Dưỡng của một bệnh viện lớn nên khi có nhiều vấn đề xảy ra khi giao ca của các Điều Dưỡng viên, chị Dung phải mở cuộc họp giao ban ngay để rút kinh nghiệm. Đó cũng là những việc mà những Điều Dưỡng viên tương lai tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phải làm trên thực tế.
Chị Dung kể với những người làm nghề Điều Dưỡng với công việc đặc thù và thời gian kéo dài nên họ rất thân thiết. Họ thường coi nhau như người trong nhà, mọi vui buồn, sướng khổ có nhau, chỉ bảo cho nhau rất tận tình. Đồng nghiệp là người ở bên động viên để cùng nhau vượt qua khó khăn, vất vả và những nhọc nhằn khó nói công việc. Vậy mới có câu tình đồng nghiệp của người Điều Dưỡng đôi khi còn thân tình hơn cả tình thân.
Lại nói về câu chuyện tại sao người ta lại đổi ngôi từ Y tá trong nghề Y tức là người phụ tá cho bác sĩ chỉ có nhiệm vụ thực hiện mọi y lệnh phát ra từ các bác sĩ mà còn có vai trò phối hợp công việc với bệnh nhân, nguời nhà bệnh nhân và với đồng nghiệp. Từ khi danh phận ấy được đổi thành Điều Dưỡng viên thì công việc của họ cũng đã thay đổi ít nhiều, chủ động và có sự quyết đoán hơn. Điều Dưỡng không chỉ có vai trò chức năng của người y tá đơn thuần mà còn có đủ khả năng và trình độ để chủ động làm một số phần việc của bản thân nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh nhanh chóng hơn so với bình thường. Phó Giám đốc BV Việt Đức Trần Bình Giang có lần khẳng định: “Trước đây, y tá cao lắm cũng chỉ học đến trung cấp là cùng. Nay điều dưỡng viên có người như chị Dung cũng đã hoàn thành chương trình thạc sĩ, có người đỗ tiến sĩ y học cộng đồng. Và, đương nhiên, vẫn những công việc thường ngày ở đây nhưng người có trình độ cao sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với người có trình độ thấp”. Câu chuyện được đăng tải trên trang Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Chẳng mấy ai tin nghề Điều Dưỡng viên là một nghề cơ cực và vất vả
Nước ngoài coi Điều Dưỡng như người hùng còn Việt Nam thì coi là gì?
Nói về công việc của một Điều dưỡng chuyên nghiệp trong 1 ngày thì có vô vàn. Từ khâu đón tiếp bệnh nhân, vệ sinh cho trước khi đưa lên bàn mổ rồi gây mê, gây tê, theo dõi các chỉ số sinh học khi mổ để kịp thời ứng phó các biện pháp y tế duy trì sự sống…của bệnh nhân. Và còn nhiều những công việc không tên khác cũng cần gọi tên Điều dưỡng viên. Bởi vậy, vai trò và trọng trách của họ rất lớn. Vì thế, chỉ cần làm sai một việc rất nhỏ cũng đã để lại hậu quả khôn lường.
Ông Giang nói thêm về vị trí của Điều Dưỡng viên đối với bệnh nhân của mình: “Chúng tôi cũng rất quan trọng với bệnh nhân nhưng chỉ tiếp xúc và giúp họ khi mổ còn cả quá trình tiền phẫu và hậu phẫu phần lớn do các điều dưỡng viên đảm nhiệm. Thỉnh thoảng những người bác sĩ chúng tôi có đảo qua thăm khám bệnh nhân rồi chỉ định điều trị còn phần lớn ngày đêm người bệnh cần đến các điều dưỡng viên. Công của họ lớn lắm!”.
Đúng là vai trò của họ lớn, công việc của họ vất vả nên chỉ có những người thực tâm với nghề, thực sự yêu nghề mới có thể trụ vững. Và đã có không ít những cô Điều Dưỡng viên trẻ chỉ làm đến một lúc nào đó cũng phải bỏ nghề vì không trụ vững trước cám dỗ của đồng tiền, không thử thách qua những thăng trầm và khó khăn. Bản lĩnh và niềm yêu thích với nghề chính là sức mạnh để chị Dung và nhiều hơn nữa những Điều Dưỡng viên trên cả nước vẫn ngày ngày cống hiến cho ngành Y trong thầm lặng.
Nước ngoài coi Điều Dưỡng như người hùng còn Việt Nam thì coi là gì?
Còn theo ý kiến của một sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ vì có cô bạn làm Điều Dưỡng viên ở bệnh viện thì so với nước ngoài và các nước đang phát triển thì nghề này ở Việt Nam còn khổ và còn thiếu quá nhiều. Nếu người ta hỏi nước ngoài coi Điều Dưỡng là người hùng của người bệnh, là người mang đến niềm vui cho bệnh nhân thì ở nước ta, chẳng mấy ai nhớ đến người Điều dưỡng. Nhắc đến nghề Y người ta nghĩ nhiều về người bác sĩ hơn. Vì thế, nếu nói nghề này khổ thì nhiều người sẽ chẳng tin. Chỉ bản thân họ thấy mình cần thiết và phải cố gắng nhiều hơn cho bệnh nhân. Nghề Điều Dưỡng tuy nghèo về tiền bạc thật nhưng giàu về tình cảm, trách nhiệm và sự tận tụy. Họ là tỷ phú của những thứ cho đi mà nhận lại đôi khi là mắng nhiếc, chửi rủa…của bệnh nhân và người nhà.
Chị Dung cũng tâm sự đôi điều về nghề trước ngày nghỉ hưu: “Những năm tháng qua, BV Việt Đức cho tôi nhiều lắm. Đó là những chuyến đi học tập ở nước ngoài nâng cao kiến thức cho bản thân và còn được tiếp thêm sức mạnh từ lý tưởng nghề nghiệp của các đồng nghiệp trên thế giới”.
Trang Minh